Qua bài nghị luận văn học Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi , Vũ Quần Phương giúp người đọc hiểu hơn về số lượng âm tiết trong từng câu thơ và tốc độ chuyển cảnh tạo nên mạch liền của cảm xúc trong bài thơ. Bài học Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương dưới đây sẽ giúp các em có cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản. Đồng thời trau dồi kiến thức về kĩ năng phân tích, đánh giá tác phẩm văn học của mình. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Tác giả Vũ Quần Phương
Chân dung tác giả Vũ Quần Phương
- Vũ Quần Phương (sinh năm 1940) tên thật là Vũ Ngọc Chúc là nhà thơ, nhà báo và nhà phê bình văn học. Bút danh khác của ông: Ngọc Vũ, Phương Viết. Quê cha của ông tại Hải Hậu, Nam Định
- Ông là nhà thơ, nhà phê bình văn học
- Tác phẩm chính: Hoa trong cây ( 1977), Vầng trăng trong xe bò (1988), Vết thời gian (1996),…
1.1.2. Văn bản Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
a. Xuất xứ
Văn bản trích từ tác phẩm Thơ hay có lời có 1000 bài, Vân Long tuyển chọn.
b. Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu…trong mắt anh): Bức tranh chiều rừng
- Phân 2 (Tiếp theo… ngân nga của tâm trí): Phân tích hình ảnh bếp chiều
- Phần 3 (Còn lại): Nêu lên nội dung thơ
c. Thể loại: văn bản nghị luận văn học
d. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
e. Tóm tắt nội dung tác phẩm
Tác phẩm là lời bình của tác giả về “Bài thơ đường núi của Nguyễn Đình Thi” phân tích bức tranh của chiều rừng, hình ảnh bếp chiều. Bên cạnh đó, thể hiện sự đồng cảm của tác giả với nhà thơ.
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ Đường núi
Nội dung bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
- Tác giả cảm nhận được điểm hay, cái đẹp của bài thơ:
+ Bài thơ như bức tranh chấm phá vài nét chiều rừng
+ Không nói nhưng ta nghe nhịp điệu của bài thơ trong cách nhìn ngất ngây với sương mây, rì rào với tiếng suối
- Thấu hiểu được tâm tình mà nhà thơ muốn nhắn gửi
+ Tình cảm yêu quê hương , núi rừng say đắm
+ Bài thơ chỉ thấy một buổi chiều rừng núi, có lối mòn , có bản nhỏ, có khói bếp, gió nổi trăng lên, áo chàm, tiếng hát, cánh đồng,..cái chúng ta xúc động là từ trường cảm xúc thu hút sắp xếp các hình ảnh đó với nhau
- Người thơ đặt mình vào tác giả để hiểu được những gì nhà thơ muốn nói:
+ Đường vắng một mình mà lòng vui
+ Đi một mình mà lòng như ca hát
1.2.2. Nét ấn tượng của bài bình thơ
- Tác giả như muốn nói hết nỗi lòng của Nguyễn Đình Thi
- Ông cố gắng dùng những ngôn từ hay nhất để phân tích bài thơ:
+ Cái từ trường cảm xúc thu hút, sắp xếp các hình ảnh
+ Tình cảm say đắm đồng đất, núi rừng làng mạc nước non mình
+ Ánh nhìn rơi vào đâu cũng thấy rung rinh, xao xuyến, bay múa, ca hát
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
Văn bản giúp người đọc hiểu hơn về bức tranh thiên nhiên vô cùng giản dị, sinh động về bức tranh buổi chiều trong bài thơ Đường Núi. Qua đó thể hiện sự đồng cảm của Vũ Quần Phương với tâm tư, tình cảm yêu mến của tác giả dành cho quê hương của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Sử dụng phương pháp biểu đạt nghị luận văn học
- Dẫn chứng thuyết phục
- Luận điểm rõ ràng, lý lẽ chặt chẽ
Bài tập minh họa
Bài tập: Nêu cảm nhận của em về bài bình thơ Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức.
Hướng dẫn giải:
- Đọc lại bài bình thơ Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức
- Tìm hiểu thêm tài liệu về văn bản ở sách báo, tạp chí, internet
- Kết hợp hiểu biết cá nhân để nêu cảm nhận về văn bản
Lời giải chi tiết:
Bài bình thơ của Vũ Quần Phương giúp em tiếp nhận bài thơ ở nhiều khía cạnh hơn, cảm nhận của tác giả thực sự sâu sắc và đủ đầy về những khía cạnh dù nhỏ nhất của bài thơ. Những câu cuối của bài bình thơ khiến em ấn tượng hơn cả: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả. Đường vắng mà lòng vui. Đi một mình mà lòng như ca hát.” Dường như tác giả của bài bình thơ đã hóa thân, làm một nhân vật trong bức tranh thơ để cảm nhận một cách tinh tế nhất những thanh âm trong trẻo và cảm xúc dạt dào mà bài thơ đã gợi ra. Điều đó cũng cho em thấy nếu muốn cảm nhận được rõ nét một tác phẩm văn chương, ta phải hóa thân vào trong tác phẩm để cảm nhận rõ nét và đầy đủ nhất những cảm xúc văn chương dạt dào của người nghệ sĩ.
Lời kết
- Học xong bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương, các em cần:
+ Phân tích được sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ Đường núi
+ Phân tích được nét ấn tượng của bài bình thơ
Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương đã thể hiện tài năng phân tích và bình luận thơ của tác giả, thông qua đó giúp người đọc hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật bài Đường núi của Nguyễn Khoa Điềm. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương Ngữ văn 7 tập 1 Kết Nối Tri Thức
Tác phẩm Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi - Vũ Quần Phương đã mang đến cho người đọc những hiểu biết về nội dung và nghệ thuật bài thơ Đường núi, từ đó thể hiện sự đồng cảm và ngưỡng mộ của tác giả với Nguyễn Khoa Điềm. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
------------(Đang cập nhật)-------------
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247