YOMEDIA
NONE

Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học Thực hành tiếng Việt (Trang 43) Tập 1 Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức được Học247 biên soạn một cách đầy đủ nhằm giúp các em ôn luyện lại những kiến thức đã học về nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh. Hy vọng rằng các em sẽ có một tiết học thật bổ ích.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Nghĩa của từ ngữ

- Nghĩa của từ ngữ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ… mà từ biểu thị.

- Ví dụ:

+ Từ "hoa mười giờ" có nghĩa là: cây cảnh cùng họ vối rau sam, thân bò, lá dây mập, hoa màu tím hồng thường nở vào khoảng mưòi giơ sáng.

+ Từ "hú" có nghĩa là: cất lên tiếng to, vang, kéo dài để làm hiệu gọi nhau.

1.2. Biện pháp tu từ so sánh

- Biện pháp tu từ so sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Ví dụ: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã".

- Các kiểu so sánh:

+ Phân loại theo mức độ:

  • So sánh ngang bằng
  • So sánh không ngang bằng

+ Phân loại theo đối tượng:

  • So sánh các đối tượng cùng loại
  • So sánh khác loại
  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ

(1) Giải thích nghĩa của từ "nhô".

(2) Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ "lên" thay thế cho từ "nhô" được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ "nhô".

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ đoạn thơ trên và xem lại lý thuyết về nghĩa của từ ngữ để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

(1) Nghĩa của từ "nhô" là: đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trên hoặc ra phía trước, so với những cái xung quanh.

(2) Không thể dùng từ "lên" để thay thế cho từ "nhô". Sự tinh tế trong việc sử dụng từ "nhô": thể hiện sự vươn cao, vượt trội hẳn so với mọi vật xung quanh, nhằm giúp cho trẻ con nhìn rõ.

Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

a. Hướng dẫn giải:

- Có thể sử dụng đa dạng các kiểu so sánh trong đoạn văn.

- Để so sánh được nổi bật nên dùng những từ như: giống như, tựa như,...

b. Lời giải chi tiết:

Có lần, tôi được đọc một câu chuyện rất hay của tác giả Nguyên Hồng, đó là truyện Trong lòng mẹ. Câu chuyện kể về cậu bé tên Hồng, không may sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn, Hồng là một cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Dù cho bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được đặc điểm nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh.

+ Nhận diện được các kiểu so sánh khác nhau.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 43)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) nhằm giúp các em ôn luyện lại kiến thức về nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh. Để nắm được những kiến thức của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON