YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách chi tiết nhằm giúp các em ôn luyện lại kiến thức về nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh. Chúc các em học sinh có một tiết học thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nghĩa của từ ngữ

- Nghĩa của từ ngữ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ… mà từ biểu thị.

1.2. Biện pháp tu từ so sánh

- Biện pháp tu từ so sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Ví dụ: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã".

- Các kiểu so sánh:

+ Phân loại theo mức độ.

+ Phân loại theo đối tượng.

2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 43)

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu!

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ.

a. Giải thích nghĩa của từ nhô.

b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.

Trả lời:

a. Nghĩa của từ nhô: là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trước hoặc ra phía trước so với những cái xung quanh.

b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô. Tuy nhiên, tác giả dùng từ nhô thể hiện sự tinh tế, sáng tạo. Thể hiện sự vươn cao, vượt trội hẳn, hơn hẳn mọi thứ, mọi vật xung quanh, để người nhìn (trẻ em) thấy được sự vật (ánh sáng, vạn vật) một cách rõ ràng nhất. Mắt trẻ em sáng lắm trong veo và hồn nhiên nhưng chúng chưa thấy được gì đâu. Thế rồi, mặt trời nhô lên cao tròn vành vạnh và soi sáng khắp không gian giúp cho những đôi mắt ấy được thấu tỏ.

Câu 2. Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng,... Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.

Trả lời:

Một số từ ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa:

- Trong văn bản: thơ ngây.

- Ngoài văn bản: thoi đưa, sụt sùi.

Câu 3. Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.

Trả lời:

- Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

Cây cao bằng gang tay

Lá cỏ bằng sợi tóc

Cái hoa bằng cái cúc

Tiếng hót trong bằng nước

Tiếng hót cao bằng mây.

- Tác dụng: Tác giả đã so sánh sự vật quen thuộc này với sự vật quen thuộc khác. Từ đó cho thấy mọi vật trên trái đất qua đôi con mặt của trẻ đều gần gũi, đáng yêu và ẩn chứa trong đó tất cả màu sắc và âm thanh của cuộc sống.

Câu 4. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Những làn gió thơ ngây”. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ: nhân hóa (thơ ngây).

- Tác dụng: Giúp cho hình ảnh trở nên gần gũi với con người, gió cũng giống như những đứa trẻ đầy trong sáng, hồn nhiên và ngây thơ.

Câu 5. Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ “Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng”.

Trả lời:

- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ:

Từ cái bống cái bang

Từ cái hoa rất thơm

Từ cánh cò rất trắng

Từ vị gừng rất đắng

Từ vết lấm chưa khô

Từ đầu nguồn cơn mưa

Từ bãi sông cát vắng.

- Tác dụng: Với việc điệp lại tiếng “từ”, Xuân Quỳnh muốn nhấn mạnh cho tình cảm yêu thương sâu sắc của người mẹ. Trong lời ru của mẹ có đầy đủ hình ảnh, âm thanh, mùi vị bắt nguồn từ những điều thân quen, gần gũi nhất.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Thực hành Tiếng Việt (Trang 43).

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Trả lời:

Có lần, tôi được đọc một câu chuyện rất hay của tác giả Nguyên Hồng, đó là truyện Trong lòng mẹ. Câu chuyện kể về cậu bé tên Hồng, không may sinh ra trong một gia đình không trọn vẹn, Hồng là một cậu bé sống trong một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh. Em sinh ra bởi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, rồi cha qua đời vì nghiện ngập, mẹ em phải tha hương cầu thực, xa quê, xa gia đình, em sống với người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Dù cho bà cô luôn nói những lời cay nghiệt, không ngừng gieo rắc vào tâm hồn ngây thơ của cậu những hoài nghi, khinh miệt mẹ nhưng em không hề để tâm và luôn nhớ về mẹ với những kí ức đẹp đẽ nhất. Tình yêu thương mẹ khiến cậu có những suy nghĩ mạnh mẽ, dứt khoát, muốn hết lòng bảo vệ mẹ. Cậu ước những cổ tục giống như hòn đá hay cục thủy tinh, cậu sẽ nhai, sẽ nghiến cho vụn nát mới thôi. Đoạn trích đã thể hiện được những cung bậc cảm xúc của cậu bé Hồng, một tâm hồn trẻ thơ đầy những tổn thương nhưng tình yêu dành cho mẹ vẫn dạt dào, mãnh liệt, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng và cao đẹp.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF