YOMEDIA

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6

 
NONE

Bài soạn Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây đã được Học247 biên soạn theo từng câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài học dựa trên chương trình SGK Kết nối tri thức nhằm giúp các em có thêm những kiến thức Tiếng Việt bổ ích. Chúc các em có một tiết học thú vị nhé!

ADSENSE

1. Khái quát chung

- Nghĩa của từ ngữ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ… mà từ biểu thị.

- Biện pháp tu từ so sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

- Các kiểu so sánh:

+ Phân loại theo mức độ.

+ Phân loại theo đối tượng.

2. Hướng dẫn soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 43)

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Mắt trẻ con sáng lắm

Nhưng chưa thấy gì đâu!

Mặt trời mới nhô cao

Cho trẻ con nhìn rõ.

a. Giải thích nghĩa của từ nhô.

b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên thay thế cho từ nhô được không? Hãy chỉ ra sự tinh tế của nhà thơ trong việc sử dụng từ nhô.

Gợi ý:

a. Nghĩa của từ nhô: là đưa phần đầu cho vượt hẳn lên phía trước hoặc ra phía trước so với những cái xung quanh.

b. Trong đoạn thơ trên, có thể dùng từ lên để thay thế cho từ nhô. Tuy nhiên, tác giả dùng từ nhô thể hiện sự tinh tế, sáng tạo. Thể hiện sự vươn cao, vượt trội, hơn hẳn mọi thứ, để người nhìn thấy được sự vật một cách rõ ràng nhất.

Câu 2. Trong bài thơ có các từ như trụi trần, bế bồng,... Trong tiếng Việt cũng có các từ như trần trụi, bồng bế. Tìm thêm ở trong và ngoài văn bản những từ có thể đảo trật tự các thành tố để có từ khác đồng nghĩa.

Gợi ý:

- Các từ trong văn bản có thể đảo trật tự từ để có từ khác đồng nghĩa: thơ ngây, bóng rợp, khao khát.

- Các từ ngoài văn bản có thể đảo trật tự từ: thoi đưa, sụt sùi, mong ước.

Câu 3. Hãy chỉ ra những câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong khổ hai của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó trong việc thể hiện nội dung khổ thơ.

Gợi ý:

- Hình ảnh thiên nhiên - cây, lá cỏ, cái hoa (vế A) được so sánh với gang tay, sợi tóc, cái cúc (vế B) - những hình ảnh nhỏ xinh gắn với thế giới con người. Tiếng hót của chim - âm thanh được so sánh với nước, mây trời giúp người đọc cảm nhận được một cách cụ thể sự trong trẻo và cao vút của tiếng chim. 

→ Thiên nhiên như nhỏ lại, gần gũi và thật dễ thương trong đôi mắt trẻ thơ. 

Câu 4. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ “Những làn gió thơ ngây”. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ ấy.

Gợi ý:

- Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ Những làn gió thơ ngây.

- Tác giả ví làn gió thơ ngây như chính mỗi đứa trẻ. Đó là sự trong lành, mát mẻ của trời đất cũng giống như sự ngây thơ và đáng yêu của trẻ em.

Câu 5. Hãy ghi lại những câu thơ sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ “Nhưng còn cần cần cho trẻ đến Từ bãi sông cát vàng”.

Gợi ý:

- Điệp ngữ trong đoạn thơ là các từ ngữ như: “rất”, “từ cái…”, “từ…” 

- Tác dụng: nhằm mục đích liệt kê những hình ảnh phong phú trong lời ru của mẹ, nhấn mạnh vẻ đẹp của những hình ảnh ấy.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Thực hành Tiếng Việt (Trang 43) tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Thực hành Tiếng Việt (Trang 43).

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF