Xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài học Mây và sóng, đây là tác phẩm được giới thiệu trong chương trình HK1 của bộ sách Kết nối tri thức lớp 6. Bài học này sẽ giúp các em cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý và không gì có thể thay thế được tình cảm này. Cùng Học247 tham khảo nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Trước khi đọc
Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?
Gợi ý:
- Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà:
+ Khi ấy em sẽ dừng lại không chơi nữa và trở về nhà đúng như lời mẹ dặn.
+ Hoặc gọi điện cho mẹ, xin phép mẹ cho chơi thêm một thời gian ngắn nữa.
1.2. Đọc văn bản
a. Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ:
- Em bé ngước nhìn lên bầu trời, tưởng tượng mình đang chơi với mây, với bình minh vàng,vầng trăng bạc… cuộc sống trên mây thật hấp dẫn, thú vị đối với một đứa trẻ như em.
- Cậu bé kể lại cuộc vui của mình với mẹ và mẹ em đang lắng nghe con kể. Tuy hình ảnh người mẹ không hiện diện trực tiếp trong thơ nhưng lại hiện hữu, dõi theo con trong xuyên suốt cả bài thơ.
- Chơi vui nhưng trong tâm trí,suy nghĩ của bé luôn hướng về mẹ yêu:
"Mẹ đang đợi mình ở nhà
Làm sao có thể rời mẹ mà đến được"
=> Có niềm hạnh phúc nào hơn khi được bên cạnh mẹ mình, những người yêu thương mình cho được, mặc dù bên ngoài biết bao điều hay, hấp dẫn đang đợi.
- "Con là mây, mẹ là trăng": tình mẫu tử thiêng liêng ấy càng được biểu hiện sâu đậm, con luôn bên mẹ như trăng với mây, ví mẹ như trăng ôm ấp con qua bao tháng ngày.
b. Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ:
- Cuộc đối thoại của những người trong sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc chơi, mặc sóng vẫy gọi, chào mời nhưng em quyết định không đi vì mẹ muốn em ở nhà, em không thể nào rời mẹ.
- Với em, mẹ là nguồn sóng, là niềm vui,là nụ cười của em. Mẹ luôn là phật sống của đời con, mẹ cho con tình yêu cao quý, mẹ là lý trí của đời con.
- "Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ": Lòng mẹ bao dung như bến bờ. Hình ảnh bến bờ để sóng lăn, lăn mãi rồi sẽ cười tan như hình ảnh mẹ luôn vỗ về,ôm ấp con. Mẹ bây giờ như là bờ đê để con ước ao bao điều.
- Cậu bé khẳng định: "Và không ai trên thế gian này/ Biết mẹ con ta ở chốn nao".
=> Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.
c. Cách em bé tạo ra trò chơi:
- Trò chơi:
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
- Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lại
- Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
- Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chỗ nào.
→ Liên tưởng so sánh.
- Hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng: mây và sóng là biểu tượng của con, trăng và bến bờ kì lạ là biểu tượng cho hình ảnh mẹ. Con lớn lên trong vòng tay và sự yêu thương của mẹ.
- Tình mẫu tử bất diệt:
- Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
- Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chỗ nào.
→ Tình mẫu tử hòa với tình yêu thiên nhiên.
- Đem lại niềm vui, hạnh phúc.
- Là tình cảm thiêng liêng, bất diệt.
=> Ca ngợi, bất tử hóa tình mẫu tử thiêng liêng.
1.3. Sau khi đọc
a. Tác giả:
- Ta-go (1861 -1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go.
- Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.
- Quê quán: sinh ở Can-cút-ta, bang Ben-ga, trong một gia đình quý tộc.
- Ông làm thơ từ rất sớm, tham gia vào các hoạt động chính trị, xã hội.
- Sự nghiệp sáng tác: để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngắn, trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc cực lớn.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…
- Phong cách sáng tác: Thơ của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng về thủ pháp trùng điệp.
- Năm 1913, Ta-go trở thành tác giả người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nô-ben về văn học.
b. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác:
- Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ).
- Tác phẩm được xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.
* Bố cục: Tìm hiểu theo 3 mạch nội dung chính như sau:
- Phần 1: Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ
- Phần 2: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.
- Phần 3: Cách em bé tạo ra trò chơi.
Bài tập minh họa
Bài tập: Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.
a. Hướng dẫn giải:
- Hoàn cảnh trò chuyện: thời gian, địa điểm.
- Cách xưng hô: tôi - các bạn.
- Nội dung cuộc trò chuyện: sóng và mây rủ em đi ngao du…
b. Lời giải chi tiết:
Các bạn đã bao giờ được ai rủ đi chơi chưa? Bản thân tôi đã được rồi đấy! Cách đây không lâu, tôi đã được cả mây và sóng cùng đến rủ tôi đi chơi. Mây nói: "Ở thế giới cao xa kia, cậu sẽ được cùng chúng tớ nhảy múa, hát ca với muôn vàn trò chơi hấp dẫn. Nào là bình minh vàng, nào là vầng trăng bạc nhé,…". Tôi vô cùng háo hức đáp lại: "Mọi thứ đẹp đến thế sao?". "Tất nhiên rồi!" - Mây đáp. Khi tôi còn đang thắc mắc không biết lên đó bằng cách nào thì mây đã hăm hở chỉ dẫn: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây". Nhưng thoáng chốc nghĩ đến mẹ đang đợi ở nhà, tôi đã nhất quyết từ chối lời mời gọi của Mây mặc dù có hơi nuối tiếc. Sau đó, Mây không rủ tôi nữa, chỉ lẳng lặng mỉm cười rồi bay đi. Thấy Mây đi rồi, Sóng mon men lại gần, reo rì rầm vẫy gọi chào mời tôi. "Em bé ơi, cậu có muốn cùng chúng tớ ca hát, ngao du khắp muôn nơi, đắm mình trong làn nước mát không?". Tôi khoái chí hỏi dò cách đi ra ngoài đó, họ tận tình chỉ bảo: "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại là sẽ được làn sóng nâng đi". Thế nhưng nghĩ đến khuân mặt buồn bã và thất vọng của mẹ khi thiếu vắng đi tiếng nói, tiếng cười của tôi; nghĩ đến tình yêu thương, chăm sóc, che chở của mẹ mà tôi đã từ chối Sóng một cách dứt khoát không hề hối tiếc. Thầm cảm ơn mẹ và tôi hứa sẽ luôn ở bên người mãi mãi.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Cảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
+ Thấy được đặc sắc nghệ thuật của lối thơ văn xuôi, trong lời kể có xen đối thoại, cách xây dựng hình ảnh thiên nhiên.
Soạn bài Mây và sóng
Bài học Mây và sóng nhằm gửi gắm đến bạn đọc một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Qua đó, nói lên vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Hỏi đáp bài Mây và sóng Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về văn bản Mây và sóng
Bài thơ Mây và sóng thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của đứa con với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả với trẻ thơ. Để cảm nhận đầy đủ về bài thơ này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu hay dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247