Bài soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc về một bài thơ lục bát đã học. Chúc các em có một tiết học thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Khái niệm và yêu cầu
- Khái niệm: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. Về hình thức đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành, được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dâu câu dùng để ngắt đoạn.
- Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc của một bài thơ lục bát: Hình thức và nội dung.
- Cấu trúc gồm có ba phần:
+ Mở đoạn.
+ Thân đoạn.
+ Kết đoạn.
1.2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
- Phân tích theo cấu trúc: Mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
1.3. Hướng dẫn quy trình viết
- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.
- Bước 3: Viết đoạn.
- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
2. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Câu hỏi:
- Đoạn văn có trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát không?
- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc không?
- Nội dung câu mở đoạn là gì?
- Phần thân đoạn gồm những câu nào và trình bày những gì?
- Nội dung của câu kết đoạn là gì?
Trả lời:
- Đoạn văn đã trình bày rõ những cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát: gợi cho tôi những cảm xúc sâu lắng.
- Tác giả đoạn văn có sử dụng ngôi thứ nhất, xưng “tôi” để chia sẻ cảm xúc.
- Nội dung câu mở đoạn: giới thiệu bài ca dao và trình bày cảm xúc chung của nhân vật “tôi”.
- Phần thân đoạn gồm các câu văn phân tích từ ngữ trong bài và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Nội dung của câu kết đoạn nói về bài học thấm thía mà người viết nhận được khi đọc bài ca dao này.
Các em có thể tham khảo bài giảng Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn ghi lại càm xúc của em về một bài thơ lục bát.
Trả lời:
Chọn bài Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi:
Một trong những bài thơ lục bát mà em thích nhất chính là bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
(Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)
Bài thơ được viết bằng thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc "biển lúa" là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà "bay lả" giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình. Đánh đổi cho sự thanh bình ấy chính là máu, là nước mắt của biết bao những người con anh dũng kiên cường chiến đấu hết mình bảo vệ đất nước. Bài thơ tuy không dài nhưng cũng đủ khơi gợi cho chúng ta niềm tự hào về thiên nhiên, về mảnh đất Việt Nam yêu dấu.
4. Hỏi đáp về bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát
Trong quá trình tìm hiểu bài soạn này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.