YOMEDIA
NONE

Soạn bài Hoa bìm - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bài thơ Hoa bìm làm sống lại trong lòng người đọc những kí ức tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Để hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa của bài thơ này, các em hãy cùng tham khảo bài soạn Hoa bìm đã được Học247 biên soạn một cách chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Hoa bìm tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Bài thơ vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

1.2. Nghệ thuật

- Thơ lục bát kết hợp với các biện pháp nghệ thuật: điệp từ, liệt kê.

- Ngôn ngữ giàu tính nhạc.

2. Soạn bài Hoa bìm

Câu 1: Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

Trả lời:

Đặc điểm thể thơ lục bát được thể hiện qua bài thơ là:

- Bài thơ gồm các cặp câu lục bát

- Về cách gieo vần:

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát kế nó: bìm-tìm, ngư-hờ, sai-vài, dim-chim, gầy-đầy, tơ-nhờ

+ Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục kế theo: thơ-ngơ, gai-sai, chim-dim, mây-gầy

- Về ngắt nhịp: ngắt nhịp chẵn câu lục ngắt nhịp 2/2/2, câu bát ngắt nhịp 4/4

- Về thanh điệu: có sự phối hợp giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát: các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng.

Câu 2. Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.

Trả lời:

- Tác giả đã thể hiện tình cảm với quê hương khi gợi nhắc lại những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, đời thường gắn với cuộc sống thường ngày. Qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết và mong ước được trở về quê hương.

Câu 3. Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh hoặc biện pháp tu từ.

Trả lời:

- Bài thơ được làm bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ bình dị thể hiện nét gần gũi với cuộc sống chốn thôn quê. Tác giả đã sử dụng điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy... Từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động với người đọc và bộc lộ được cảm xúc, nỗi nhớ của mình với quê hương tuổi thơ.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu bài thơ mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Hoa bìm. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Hoa bìm.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Hoa bìm.

Trả lời:

Thiên nhiên, cỏ hoa với vẻ đẹp tinh khiết đã đi vào bao áng thi ca nhạc họa một cách tự nhiên, tài tình. Bài thơ Hoa bìm của tác giả Nguyễn Đức Mậu là một bài thơ viết về loài hoa với những vẻ đẹp mộc mạc, chân quê:

Rung rinh bờ giậu hoa bìm

Màu hoa tim tím tôi tìm tuổi thơ

Câu thơ đầu mở ra khung cảnh bình dị, gần gũi, thanh bình của làng quê Việt Nam với giậu hoa bìm tim tím gần gũi thân thương. Tác giả không chọn những loài hoa sắc nước hương trời như hoa lan, hoa hồng, hoa mai mà lại chọn giậu hoa bìm mọc ven đường giản dị. Vì đây chính là sự gần gũi, thân thuộc, là nơi chất chứa những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ trong mỗi đứa trẻ nông thôn Việt Nam.

Có con chuồn ớt lơ ngơ

Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai

Có cây hồng trĩu cành sai

Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim

Có con mắt lá lim dim

Cánh diều ai thả nổi chìm trên mây

Bến quê nước đục sông gầy

Có con thuyền giấy chở đầy mộng mơ

Cánh bèo con nhện giăng tơ

Cào cào tránh nắng đậu nhờ tàn sen

Có ri ri tiếng dế mèn

Có bầy đom đóm thắp đèn đêm thâu

Có con cuốc ở bờ lau

Kêu dài ngày hạn, kêu nhàu ngày mưa

Mọi thứ trở nên đẹp đẽ và có hồn qua lăng kính tuổi thơ mà tác giả cảm nhận. Đoạn thơ đã tái hiện đặc sắc những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên bình dị và gắn liền với tuổi thơ của mỗi người con nông thôn. Đó là nơi có chú chuồn chuồn ớt lơ ngơ đậu hờ trên nhành gai ươm hồng cả một trời tuổi thơ của trẻ em. Là mảnh vườn đầy nắng với cây hồng trĩu quả ngọt ngào ru êm cho buổi trưa mùa hè yên ả. Là cánh diều tuổi thơ, là bến nước, con thuyền và những con côn trùng cất bản đồng ca cho tuổi thơ thêm thi vị. Tất cả đã được cảm nhận và tái hiện lại trong đôi mắt trong veo của nhà thơ về một thời ấu thơ êm đềm đã qua bên bờ giậu bìm tím. 

Hoa bìm tim tím đong đưa

Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về...?

Và cuối bài thơ, tác giả buông một câu hỏi tu từ không có lời đáp "Mười năm chốn cũ, em chưa hẹn về…?". Dường như tác giả đã tái hiện để nhắc nhớ người bạn nào đó về những kí ức tuổi thơ êm đềm để rồi đặt ra câu hỏi bâng khuâng cuối bài, tại sao người cũ vẫn chưa về. Qua những sự vật được khắc họa, nhà thơ đã tái hiện vẻ đẹp bình yên của làng quê đồng thời thể hiện tình yêu thầm kín đối với quê hương thôn dã, và sự trân quý với những kỉ niệm bình yên của mình. Tất cả đã hoàn thiện và vẽ ra trước mắt ta một bức tranh tuổi thơ đầy gió mát bởi những sự vật tươi đẹp. Ai đã từng lớn lên từ nông thôn lam lũ hẳn không thể nào quên được bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ trong “Hoa bìm”.

(Sưu tầm)

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Hoa bìm

Bài Hoa bìm là một bức tranh thiên nhiên gần gũi, thân thuộc về cuộc sống đồng quê. Qua đó, tác giả đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương của mình. Để cảm nhận được nỗi nhớ tha thiết của nhà thơ, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu về bài Hoa bìm dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Hoa bìm Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON