YOMEDIA
NONE

Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương đã thể hiện sâu sắc được tình yêu quê hương tha thiết của tác giả dân gian. Để cảm nhận được những vẻ đẹp của quê hương, đất nước Học247 mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Các bài ca dao nhắc đến những địa danh, danh lam thắng cảnh, đặc sản, sản vật, lịch sử,... của dân tộc trong niềm tự hào, nhung nhớ.

1.2. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát kết hợp với nghệ thuật điệp, liệt kê.

- Vần và nhịp thơ hài hòa.

2. Soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Cụm từ vẻ đẹp quê hương thường khiến em nghĩ đến điều gì?

Trả lời:

- Cụm từ vẻ đẹp quê hương gợi ra cho em là những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên mọi miền đất nước từ thành thị đến thôn quê, từ miền núi đến đồng bằng.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi: Qua câu ca dao này, thành Thăng Long hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

"Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ"

Trả lời:

- Qua câu ca dao "Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ. " em cảm nhận được kinh thành Thăng Long là nơi đông đúc, nhộn nhịp với 36 phố phường buôn bán tấp nập với những tên phố hiện lên cũng đầy ấn tượng và có nét đặc trưng riêng cho từng con phố.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1. Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao 1 có điểm gì đặc biệt? Những từ ngữ như “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” đã góp phần thể hiện sắc thái cảm xúc gì của tác giả về đất Long Thành?

Trả lời:

- Hình ảnh kinh thành Thăng Long được gợi lên trong bài ca dao 1 có điểm đặc biệt: đầy đủ 36 phố phường.

- Các từ ngữ “phồn hoa thứ nhất Long Thành”, “người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” góp phần thể hiện niềm tự hào cũng như nỗi nhớ dành cho kinh thành Thăng Long.

Câu 2. Bài ca dao 2 giới thiệu vẻ đẹp gì của quê hương? Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện như thế nào qua bài ca dao này?

Trả lời:

- Bài ca dao 2 giới thiệu truyền thống chống giặc ngoại xâm của quê hương. Tác giả đã đưa ra câu hỏi về các địa danh lịch sử gắn với các trận chiến nổi tiếng của dân tộc (ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh).

- Cảm xúc của tác giả dân gian về quê hương được thể hiện: niềm tự hào về truyền thống đánh giặc cứu nước, tình yêu quê hương đất nước.

Câu 3. Em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua bài ca dao 3? Xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đuọc sử dụng trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh”?

Trả lời:

- Bài ca dao 3 đã gợi lên vẻ đẹp của vùng đất Bình Định qua vẻ đẹp thiên nhiên, của lịch sử đấu tranh anh hùng (chiến công của nghĩa quân Tây Sơn ở đầm Thị Nại), của lòng chung thuỷ, sắt son của người phụ nữ (núi Vọng Phu), của những món ăn dân dã đặc trưng nơi đây.

- Tác giả đã sử dụng phép điệp từ “có” trong câu lục bát “Bình Định có núi Vọng Phu/ Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.”

- Tác dụng: Điệp từ này đã góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể hiện lòng tự hào của tác giả dân gian về mảnh đất quê hương. 

Câu 4. Em hãy chỉ ra đặc điểm của thể thơ lục bát thể hiện qua bài ca dao 3.

Trả lời:

- Số dòng thơ: 4 dòng (2 dòng lục có sáu tiếng, 2 dòng bát có 8 tiếng)

- Vần trong các dòng thơ: tiếng thứ 6 của câu lục hiệp với tiếng thứ 6 của câu bát: phu-cù, xanh-anh-canh).

- Nhịp thơ: Dòng 1 nhịp 2/4, dòng 2 nhịp 4/4, dòng 3 nhịp 4/2, dòng 4 nhịp 4/4.

Câu 5. Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vùng Tháp Mười? Từ đó, cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này.

Trả lời:

- Hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện sự trù phú, giàu có của vùng Tháp Mười.

- Tình cảm của tác giả: lòng yêu mến, tự hào dành cho vùng đất Tháp Mười.

Câu 6. Những vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao trên? Qua đó, tác giả dân gian thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước? Dựa vào đâu, em nhận định như vậy?

Trả lời:

- Vẻ đẹp của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao: vẻ đẹp của thiên nhiên, con người.

- Qua đó, tác giả dân gian đã bộc lộ niềm tự hào, tình yêu với quê hương, đất nước.

- Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ được sử dụng trong bài ca dao để nhận định như vậy.

Câu 7. Liệt kê ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy.

Trả lời:

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

Phồn hoa thứ nhất Long Thành,

Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.

Cho thấy sự đông đúc, nhộn nhịp của kinh thành Thăng Long.

2

Sâu nhất là sông Bạch Đằng,

Ba lần giặc đến ba lần giặc tan.

Cao nhất là núi Lam Sơn,

Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.

Khẳng định truyền thống yêu nước của dân tộc.

3

Núi Vọng Phu, bí đỏ nấu canh nước dừa

Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

Những nét đẹp chỉ vùng đất Bình Định mới có.

4

Cá tôm bắt sẵn, lúa trời sẵn ăn

Cho thấy sự trù phú của Tháp Mười.

Câu 8. Trong bốn bài ca dao trên, em thích nhất bài nào? Vì sao?

Trả lời:

- Em thích nhất là bài ca dao số 1, bài thơ đã thể hiện được vẻ đẹp phồn hoa đô thị của phố phường Hà Nội xưa. Đó chính là niềm tự hào về mảnh đất kinh thành, nơi hội tụ tinh hoa của đất nước.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn nêu cảm nhận của bản thân về 1 trong 4 bài ca dao đã học.

Trả lời:

Chọn bài ca dao số 4:

Chúng ta luôn tự hào vì những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, những cảnh đẹp đó đã làm nên những bản sắc văn hóa của dân tộc riêng biệt và độc đáo. Chúng ta thấy rằng đi khắp dọc theo chiều dài Tổ quốc có biết bao mảnh đất hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Nhắc tới đồng bằng sông Cửu Long giàu có và trù phú, người ta không thể quên một Tháp Mười dồi dào, được thiên nhiên ưu ái ban tặng các sản vật quý giá:

"Ai ơi, về miệt Tháp Mười,

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn"

Câu ca dao mộc mạc của người Nam bộ ngắn gọn, chân chất ấy đã phản ánh được phần nào bức tranh trù phú của vùng Đồng Tháp Mười ngày xưa. Thiên nhiên rất đỗi hào phóng ban phát cho vùng Đồng Tháp Mười nhiều sản vật và nguồn lợi tôm, cá khá dồi dào. Đồng Tháp Mười là vùng trũng rất rộng, địa phận nằm giữa các tỉnh: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An. Được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thoáng mát, không khí trong lành, chim trời cá nước nhiều vô kể. Câu ca vừa cho người đọc hiểu biết thêm về vùng đất ở phía Nam Tổ quốc, vừa thể hiện niềm tự hào, yêu mến và biết ơn của tác giả dân gian đối với quê hương xứ sở.

4. Một số bài văn mẫu về Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp của quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của dân tộc. Để cảm nhận được một cách sâu sắc những vẻ đẹp này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF