Tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc từ những điều bình dị, thân thuộc nhất. Để cảm nhận về tình yêu này của nhà thơ Học 247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Việt Nam quê hương ta chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Việt Nam quê hương ta tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người Việt Nam.
1.2. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát kết hợp những biện pháp nghệ thuật so sánh, nói quá.
- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
2. Soạn bài Việt Nam quê hương ta
2.1. Chuẩn bị đọc
Câu 1. Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh nào?
Trả lời:
- Nếu chọn một hình ảnh làm biểu tượng cho Việt Nam, em sẽ chọn hình ảnh: cây tre.
- Nguyên nhân: Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của nông dân và nhân dân Việt Nam . Tre mang những phẩm chất của con người Việt Nam: gan góc, kiên cường, cần cù, đoàn kết. Không chỉ vậy, tre còn giúp đỡ con người Việt Nam trong lao động, sản xuất, chiến đấu…
Câu 2. Em biết bài thơ hoặc bài hát nào về quê hương?
Trả lời:
- Bài thơ: Quê hương (Đỗ Trung Quân), Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh), Quê hương (Giang Nam)...
- Bài hát: Quê hương (Anh Thơ, Trọng Tấn), Thăm quê em (Anh Thơ, Trọng Tấn), Mưa trên quê hương (Hiền Thục), Mơ quê (Anh Thơ)…
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1: Tám dòng thơ này giúp em hình dung gì về phong cảnh và con người Việt Nam?
Trả lời:
Tám dòng thơ này giúp em hình dung:
- Phong cảnh Việt Nam là phong cảnh bình dị, gần gũi, thân quen nhưng cũng không kém phần trù phú.
- Con người Việt Nam là những con người cần cù trong sản xuất; gan dạ, anh hùng trong chiến đấu. Và họ cũng chịu nhiều thương đau, trải qua bao cuộc chiến tranh ác liệt và những mất mát hi sinh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất đẹp đẽ.
Câu 2: Những dòng thơ này gợi cho em nghĩ đến đặc điểm nào của truyền thống dân tộc?
Trả lời:
- Những câu thơ này gợi cho em nghĩ đến truyền thống anh hùng, anh dũng trong đấu tranh của nhân dân. Những người dân lành khi kẻ thù xâm lăng, họ sẵn sàng vùng lên chiến đấu để bảo vệ đất nước.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Em hãy chỉ ra cách gieo vần và ngắt nhịp của bốn dòng thơ đầu.
Trả lời:
- Cách gieo vần của 4 câu thơ đầu: ơi - trời; hơn - rờn - sơn.
- Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2.
Câu 2. Trong văn bản tác giả tập trung miêu tả những hình ảnh nào tiêu biểu của con người Việt Nam và nói đến những vẻ đẹp nào của quê hương?
Trả lời:
- Trong bài thơ, tác giả đã nhắc đến những hình ảnh tiêu biểu của quê hương: cánh đồng lúa, cánh cò, núi đồi.
- Từ đó tác giả đã nói đến những vẻ đẹp của quê hương: vẻ đẹp cảu thiên nhiên, của những người lao động cần cù, chịu khó, của truyền thống đấu tranh bất khuất, của lòng chung thuỷ, sự tài hoa.
Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc quê hương trong bốn dòng thơ đầu.
Trả lời:
- Các biện pháp tu từ:
+ Biện pháp tu từ nhân hoá: Việt Nam đất nước ta ơi.
+ Biện pháp tu từ so sánh không ngang bằng: Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
+ Ẩn dụ: biển lúaần của 4 câu thơ đầu: ơi-trời; hơn-rờn-sơn.
- Cách ngắt nhịp: câu 1, câu 2 và câu 4 nhịp 4/4, câu ba nhịp 4/2.
Câu 4. Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh, từ ngữ đặc sắc được dùng để khắc hoạ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong đoạn thơ còn lại.
Trả lời:
Những vẻ đẹp của con người Việt Nam đã được khắc hoạ trong đoạn thơ đó là:
- Sự vất vả, cần cù trong lao động: vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn.
- Sự anh hùng, mạnh mẽ, kiên cường trong chiến đấu (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) nhưng khi trở về cuộc sống đời thường lại hiền lành, chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa).
- Sự thuỷ chung, khéo léo, chăm chỉ : yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung, tay người như có phép tiên, trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ.
Câu 5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Trả lời:
- Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.
Câu 6. Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương?
Trả lời:
- Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng, giàu sức sống và những con người cần cù, chịu khó trong lao động, anh hùng, kiên cường trong chiến đấu và hiền lành, chăm chỉ, thuỷ chung trong cuộc sống đời thường.
Các em có thể tham khảo bài giảng Việt Nam quê hương ta để củng cố hơn nội dung bài học.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Từ hình ảnh "cánh cò" trong bài thơ Việt Nam quê hương ta, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của mình về cánh cò đối với làng quê Việt Nam.
Trả lời:
Ta bắt gặp hình ảnh cánh cò xuất hiện rất nhiều trong thơ văn Việt Nam từ xưa cho đến nay, cánh cò như người bạn thân thiết với nông dân, cánh cò sát cánh cùng nhân dân trong lao động sản xuất. Ta thấy những cánh cò dang rộng thả mình trên những đồng lúa vàng thơm mát, đó là một hình ảnh rất đỗi thanh bình và đẹp của quê hương. Những con cò ấy đã đến với tuổi thơ chúng ta một cách vô thức, tại sao lại như thế? Có lẽ bởi đó là những hình ảnh trong bài hát ru năm nào của mẹ đã ru chúng ta, chính lời ru ngọt ngào với những hình ảnh con cò ấy đã mang đến cho ta một hình ảnh con cò trong tiềm thức từ nhỏ. Hình ảnh con cò như hóa thân của người nông dân vậy, đó là cuộc đời lao động khổ cực và số phận thấp cổ bé họng. Cũng có lúc nó trở thành hình ảnh của những cô bé cậu bé, chẳng thế mà trên nhiều vùng ở đất nước ta khi người ta đẻ con ra vẫn hay đặt là cò. Có thể nói cánh có ấy không chỉ là cuộc sống bình thường của con cò mà nó là cả một ý nghĩa biểu tượng cho sự thanh bình, yên ổn. Không chỉ biểu tượng cho sự bình yên, cánh cò còn là biểu tượng cho hình ảnh người nông dân nghèo khổ, thấp cổ bé hỏng nhưng thật thà chất phác. Những câu ca dao bắt đầu bằng con cò đã đi vào tâm hồn con người Việt Nam từ bao đời nay. Cánh cò mãi là hình ảnh gần gũi, thân quen với người nông dân.
4. Một số bài văn mẫu về văn bản Việt Nam quê hương ta
Bài soạn Việt Nam quê hương ta dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, tràn đầy sức sống với những con người kiên cường trong chiến đấu, cần cù trong lao động, luôn mang trong mình tình nghĩa thủy chung. Để hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về tác phẩm Việt Nam quê hương ta dưới đây:
5. Hỏi đáp về bài Việt Nam quê hương ta Ngữ văn 6
Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.