YOMEDIA
NONE

Soạn bài Làm một bài thơ lục bát - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Bài soạn Làm một bài thơ lục bát dưới đây nhằm giúp các em bước đầu biết cách làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc về một vấn đề nào đó của bản thân mình. Để nắm rõ được quy trình làm một bài thơ lục bát, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Làm một bài thơ lục bát tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Yêu cầu về làm thơ lục bát

- Sáng tác thơ: "Thơ ra đời khi cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ thì đã tìm ra lời để diễn đạt chúng" (Robert Frost, nhà thơ Mỹ). Một bài thơ hay là bài thơ:

- Yêu cầu:

+ Về nội dung.

+ Về nghệ thuật.

1.2. Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

- Phân tích về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ lục bát.

1.3. Hướng dẫn quy trình viết

- Bước 1: Xác định đề tài.

- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ.

- Bước 3: Làm thơ lục bát.

- Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ.

2. Soạn bài Làm một bài thơ lục bát

Câu 1: Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

- Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

Câu 2: Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên.

Trả lời:

- Sự hiệp vần: đồng - đông, nhiều - diều - chiều.

Câu 3: Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến. Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

Câu 4: Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

- Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.

Câu 5: Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

Trả lời:

- Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ, tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Làm một bài thơ lục bát.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy sưu tầm một số bài thơ lục bát của học sinh tự làm.

Trả lời:

- Bài 1:

Mẹ hiền đẹp tựa vì sao

Ru con khôn lớn biết bao tháng ngày

Mai này con lớn khôn thay

Vẫn luôn nhớ những đắng cay ngọt bùi.

(Sưu tầm)

- Bài 2:

Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.

Chăm chỉ rèn luyện hăng say

Cùng nhau tiến bước mai này bay cao.

(Sưu tầm)

- Bài 3:

Vườn kia cây quý đủ loài

Cam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.

Hương thơm bay khắp gần xa

Quả thơm mát ngọt phần bà của em.

(Sưu tầm)

4. Hỏi đáp về bài Làm một bài thơ lục bát Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON