YOMEDIA
NONE

Soạn bài Mây và sóng - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài thơ Mây và sóng thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng của đứa con với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả với trẻ thơ. Để cảm nhận đầy đủ về bài thơ này, Học247 mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Mây và sóng thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Mây và sóng tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

- Bài thơ Mây và sóng ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

1.2. Nghệ thuật

- Hình thức đối thoại lồng trong lời kể kết hợp với hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.

2. Soạn bài Mây và sóng

2.1. Trước khi đọc

Câu hỏi: Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy em sẽ làm gì?

Trả lời:

- Em sẽ nghe theo lời mẹ, trở về nhà. Sau đó có thể xin mẹ được đến nhà bạn chơi vào sáng hôm sau.

2.2. Đọc văn bản

Câu hỏi: Nói về cảnh em bé trò chuyện với mây và sóng cùng niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ.

Trả lời:

- Cảnh em bé trò chuyện với những người “trên mây” và “trong sóng”: Em bé phải ngước nhìn lên bầu trời để trò chuyện với mây, chăm chú lắng nghe tiếng sóng trả lời. Từ đó cho thấy sự hồn nhiên, thơ ngây của em bé.

- Niềm vui của em bé trong trò chơi với mẹ: tiếng cười nói vui vẻ, khuôn mặt rạng rỡ… thể hiện sự thích thú, hạnh phúc.

2.3. Sau khi đọc

Câu 1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì?

Trả lời:

- Giọng kể của câu chuyện là người con đang kể chuyện với người mẹ.

Câu 2. Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Qua lời trò chuyện của những người "trên mây" và "trong sóng", em thấy thế giới của họ hiện lên hấp dẫn, thú vị. Những người "trên mây" và "trong sóng" họ nhảy múa, ca hát, vui vẻ, hồn nhiên và yêu đời. Thế giới tràn ngập niềm hạnh phúc. 

Câu 3. Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được"  thể hiện tâm trạng gì của em bé?

Trả lời:

- Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được"  của em bé thể hiện sự ngây thơ, nhưng đó cũng là điều dễ hiểu, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ nhữngcơ hội đó qua đi và hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được".

Câu 4. Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

Trả lời:

- Em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng” bởi vì “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”. Đó là sự lo lắng khi mẹ vẫn còn đợi em ở nhà, dù cho những điều ngoài kia có hấp dẫn đến đâu cũng không thể bằng với tình yêu dành cho mẹ, niềm hạnh phúc khi có mẹ ở bên cạnh.

Câu 5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm của mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

Trả lời:

- Em bé đã sáng tạo ra trò chơi:

  • Em là mây, mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời.
  • Em là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ.

- Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.

Câu 6. Văn bản “Mây và sóng” có hình thức khác với văn bản “Chuyện cổ tích về loài người” (Số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ.

Trả lời:

- Văn bản “Mây và sóng” vẫn được coi là một bài thơ vì:

  • Viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần.
  • Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động.

Các em có thể tham khảo bài giảng Mây và sóng để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Hãy tưởng tượng em đang là người trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

Trả lời:

“Kìa ai đang gọi tôi trên mây cao

Kìa những ai đang gọi tôi dưới sóng rì rào…"

Tôi ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ tôi cùng du ngoạn giỡn với sớm vàng, và đùa cùng trăng bạc từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây thủ thỉ với tôi rằng:

"Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,

Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Ngắm mây bay… rồi tôi nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với tôi. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời tôi. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng tôi về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Mây và sóng

Bài thơ Mây và sóng nhằm gửi gắm đến bạn đọc một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử. Qua đó, nói lên vai trò của tình mẫu tử trong cuộc sống. Để cảm nhận đầy đủ về bài thơ này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu hay dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Mây và sóng Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON