YOMEDIA

Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài Mây và sóng

Tải về
 
NONE

Học247 xin giới thiệu đến các em bài văn mẫu Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài Mây và sóng dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu tham khảo để viết văn hay và sáng tạo hơn. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn văn Mây và sóng.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về bài thơ Mây và Sóng: Nói đến tình mẹ, một tình cảm thiêng liêng luôn được mọi thế hệ con người và nhân loại tôn kính và thể hiện trong cuộc sống. đối với các nhà thơ, nhà văn thì tình mẹ con được thể hiện một cách rất sâu sắc và rõ ràng, được thể hiện một cách rất tình cảm. một trong những cách thể hiện rõ nhất là sáng tác và viết ra những tác phẩm hay về tình mẹ, một tác phẩm được nhiều người biết đến là Mây và Sóng của tác giả R.Ta-go. Tác phẩm nói về tình mẫu tử qua những hình ảnh và sự tưởng tượng của người con kể cho mẹ nghe.

b. Thân bài: 

- Lời rủ rê của người trên mây và người trong sóng trong lời kể của người con:

+ Những tiếng gọi, lời mời gọi thân thương, dịu dàng và đầy mộng mơ

+ Những lời ca rất du dương và bất tận

+ Lời mời gọi rất cuốn hút và lôi cuốn

- Lời từ chối của người con:

+ Rất dịu dàng và rất dễ thương

+ Bởi vì rời xa mẹ nên đứa bé không đồng ý đi chơi cùng

+ Qua đó thể hiện tình yêu thương mẹ da diết và nồng nàn

+ Chính vì thế mà thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng

c. Kết bài:

- Nêu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Nhận xét về vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài Mây và sóng.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Tình mẫu tử là đề tài thiêng liêng đã trở đi trở về trong văn học, trong những lời ca, những tác phẩm hội họa,... Tình mẹ con bất diệt tạo cảm hứng cho ngòi bút bay cao, bay xa. Trong đó, nhà thơ Tago cũng đã dành đến những vần thơ rất hay qua bài thơ "Mây và sóng"

Bài thơ là tình yêu của người con, mượn lời em bé, rất khéo léo nói lên những cảm xúc của mình qua hai phần thơ rất giống nhau về nhịp điệu. Tuy vậy, các từ ngữ hình ảnh theo các phần đều rất mới mẻ, được nâng dần lên theo tình cả mãnh liệt dành cho mẹ, tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ. Phần thứ nhất của bài thơ , là câu chuyện em bé được rủ đi chơi nhưng đã từ chối, còn phần thứ hai là những sáng tạo của em bé trong trò chơi. Cảm xúc về tình yêu với cha mẹ từ lâu đã không còn mới mẻ, nhưng mượn lời một đứa trẻ, từ chối mọi cuộc vui chơi thì tình yêu ấy được nâng lên một cấp bậc mới. Người con vì thương mẹ mà từ bỏ mọi cuộc vui, mọi cám dỗ cuộc đời để được ở bên mẹ. Những trò chơi được nhắc đến đều là những trò trên mây, dưới sóng rất lí thú và hấp dẫn mà ở bên mẹ em bé chẳng bao giờ có thể được chơi, gợi lên trong lòng ta những sự mời gọi đặc biệt.

Trước hết, vẻ đẹp mộng mơ của bài thơ thể hiện qua lời của người trên mây “ Bọn tớ chơi từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”. Nhà thơ Ấn Độ hình dung rằng em bé đang nói chuyện với một người ở trên mây. Cách hình dung tưởng tượng này đầy lãng mạn. Mây được nhân hóa để trở thành một con người sống động. Lời mời gọi của mây rất hấp dẫn, có đầy những hình ảnh thơ mộng như trăng, rồi lại được chơi rất nhiều “chơi từ sáng sớm cho đến chiều tà”. Khi em bày tỏ thắc mắc con đường có thể lên mây chơi thì người đó đã cho em câu trả lời là hãy đi đến tận cùng của cuối trời "đưa tay lên" và em sẽ được "nhấc bổng lên". Chỉ cần thế thôi, em bé đã có thể tận hưởng cảm giác hòa cùng trời, du dương trong làn gió mát, vi vu qua những cảnh sắc dưới trần gian. Một cách thức lên mây đượm màu của những phép thần thông. Thế nhưng trong giờ phút ấy em đã nghĩ đến mẹ "buổi chiều mẹ luôn đợi mình ở nhà". Vì thế mà em tự thấy mình không thể rời mẹ đi được. Dù không được lên mây, em bé vẫn nghĩ ra một trò chơi vui hơn nhiều. Đó là "con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng". Chúng ta sẽ cùng ngao du trên vùng trời bao la, gắn bó chẳng tách rời. Đậm thơ trong sáng tựa như tâm hồn con trẻ thể hiện ước muốn thần tiên và cũng là tình cảm hồn nhiên nhưng nồng ấm của con dành cho mẹ.

Trò chơi của e khi ở bên mẹ cũng có mây, cũng có trăng. Em từ chối trăng và mây ngoài kia để cùng mẹ hóa thân trong trò chơi riêng của hai người. Từ chối niềm vui riêng để vui nỗi vui chung khi ở bên mẹ, em bé đã thấu hiểu sâu sắc nhất, niềm vui chỉ vẹn tròn khi em có mẹ và ngược lại. Trò chơi ấy với em mã mãi tồn tại vĩnh cửu "con lăn mãi, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Đây là trò chơi muôn đời bền vững và trường tồn , ko bao giờ nhàm chán. 

Lời mời gọi, rủ rê của người trong sóng còn mộng mơ quyến rũ hơn nhiều: "Bọn tớ ca hát sáng sớm đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ không biết khi nào dừng". Lời thơ khiến người đọc hình dung ra những con sóng cứ nối đuôi nhau xô bờ rì rào rì rào rồi lại dạt xa biển xa tít tắp đến chân trời. Khi em bé hỏi cách nào để ra được nơi đại dương sâu thẳm đã có tiếng trả lời "hãy đến rìa biển cả con sẽ được sóng nâng đi". Câu từ thật nhẹ thật dịu êm như nâng cảm xúc của con người hòa cùng trời đất của biển cả. Nhưng rồi em bé lại nhớ ra mẹ luôn muốn em ở nhà với em. Một lần nữa người mẹ lại níu kéo em trước lời rủ rê của sóng.

Mây và sóng suy cho cùng là những cám dỗ của đời người mà chúng ta chẳng thể tránh khỏi, thậm chí một vài lần đã xao động trước hoa thơm bướm lượn ấy. Nhưng luôn có một điểm tựa vững vàng, một bến đỗ nhắc ta tỉnh táo. Đó chính là tình yêu thương nói chung và tình mẫu tử nói riêng. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp níu giữ chúng ta trước những ranh giới. Qua bài thơ "Mây và sóng" của Tago, chắc hẳn mỗi người đọc cũng nhận ra hạnh phúc không phải ở những gì xa xôi, hào nhoáng mà ở ngay bên cạnh chúng ta, trong những người thân yêu. Chỉ cần chúng ta biết yêu quý và trân trọng những gì chúng ta đang có, thì mọi điều tưởng chừng giản dị bình thường cũng trở thành hạnh phúc quý giá.

Nhưng nếu chỉ mang vẻ đẹp về nội dung thôi thì chưa đủ, thơ của Ta-go cũng là sự gạn lọc tinh chất những viên ngọc tròn trịa sáng ngời, không chỉ hay cả hồn mà còn là vẻ đẹp cả chiếc áo nghệ thuật, sự hòa thấm tuyệt diệu giữa hình thức và nội dung, giữa hồn và xác. Tính độc đáo của bài thơ là cấu trúc bằng hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây và sóng, nhưng không hề nhàm chán mà mang lại cảm xúc hết sức trong trẻo hồn nhiên, làm dịu mát cho tâm hồn người đọc. Hẳn phải là người có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu trẻ thơ tha thiết Ta-go mới sáng tạo nên những vần thơ hay đến vậy. Tình mẫu tử từ xa xưa trong ca dao, trong cổ đại hiện về trên những trang thơ của Ta-go thật sống động. Mây và sóng là biểu tượng vĩnh cửu cho tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, vĩnh hằng, sâu nặng.

Bằng một lối văn trong sáng nhẹ nhàng mà gần gũi, Ta -go đã làm rung động nơi tận đáy hồn người bằng những vần thơ thật cảm động và ý nghĩa về tình mẫu tử. Nhưng một ý nghĩa tư tưởng lớn hơn là ở tinh nhân bản của tác phẩm khi gửi đến người đọc một thông điệp quý báu về nhân sinh: Hạnh phúc chẳng ở đâu xa, hạnh phúc ở ngay trần thế này, trong vòng tay âu yếm của mẹ. Và tình mẫu tử có sức mạnh như một địa trận giúp con người chống lại những cám dỗ trong cuộc đời.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Văn học muôn đời vẫn đầy ắp tình yêu thương. Nhiệm vụ của nó là thể hiện và ngợi ca những tình cảm đẹp đẽ trong cuộc sống con người. Chính vì vậy mà tình mẫu tử được đưa vào thơ ca và trở thành một chủ đề không bao giờ vơi cạn. “Mây và sóng” là một trong những bài thơ đó. Với thi pháp độc đáo, thi phẩm đã ca ngợi tình cảm của đứa con dành cho mẹ. Sức gợi cảm của bài thơ không chỉ là nghệ thuật đặc sắc mà còn là chiều sâu ý nghĩa của một vẻ đẹp chan chứa tình cảm thiêng liêng của con người.

Bài thơ là lời kể của em bé, được chia thành hai phần có nhịp điệu giống nhau nhưng các từ ngữ, hình ảnh có sự khác biệt mới mẻ và mức độ tình cảm của em bé dành cho mẹ phát triển ngày càng sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Chính điều này làm nên sự hấp dẫn cho bài thơ.

Mẹ được ví với mặt trăng, mặt biển: đó là thiên nhiên lớn lao, là vũ trụ vĩnh hằng, vô cùng, vô tận. Con là mây, là sóng bay cao, bay xa để hát mãi lên những lời ca tụng về mẹ. Mẹ đã trở nên bất diệt trong lòng con. Trước tình cảm yêu thương của mẹ, con lúc nào cũng nhỏ bé như chú chim non cần được che chở. Tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt một lần nữa ùa về trong tâm trí chúng ta, làm xôn xao một linh hồn bé nhỏ. Như vậy để thấy rõ được rằng, trong cuộc sống con người không phải đều có bản lĩnh và sự can đảm để đối mặt với những cám rỗ trong cuộc đời, nhưng chính những phút giây yếu lòng, chuẩn bị sa ngã hoặc đánh mất mình thì tình cảm ruột thịt mà ở đây là tình mẫu tử thiêng liêng đã trở thành điểm tựa vững chắc chống lại tất cả những điều ấy. Và chúng ta ai cũng đều khao khát hạnh phúc, nhưng đừng chỉ mải mê kiếm tìm những gió hương của hạnh phúc trời mà hãy biết cúi xuống kiếm tìm những hạnh phúc chân chính, gần gũi, bình dị mà thiêng liêng bên mình đó chính là tình mẫu tử. Phải chăng đấy cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà Ta-go muốn gửi gắm. Những câu thơ của Ta-go không chỉ dừng lại ở việc ngợi ca tình mẫu tử, vẻ đẹp của những kỉ niệm ấm áp thiêng liêng của tình mẹ con mà Ta-go đã nâng vai trò và sức mạnh của tình mẫu tử để nó trở thành thứ khí giới thanh cao và đắc lực chống lại những cám dỗ, những cái "chùng chình, vòng vèo" mà mỗi chúng ta vẫn hay bị giăng mắc trong cuộc đời.

Qua câu chuyện thần tiên giản dị đó, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống. Cũng như những trò chơi trên mây dưới sóng, cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh của những tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là một trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Cũng như em bé đã hướng lòng mình vào sự vĩnh cửu của tình mẫu tử, chúng ta luôn tin tưởng vào sức trường tổn của tình cảm con người. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm để đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay.

Ta-go đã lựa chọn được một đề tài rất độc đáo cho thị phẩm của mình: tình yêu thương đầy hi sinh và sáng tạo của đứa con đối với mẹ – điều mà từ trước đến nay rất ít người đề cập. Và ông đã thành công trong việc miêu tả, ngợi ca bằng hình thức đối thoại trong lời kể của em bé, lồng vào bức tranh thiên nhiên thơ mộng đầy sức sống. Bài thơ đá thành công khi thể hiện những suy ngẫm sâu sắc, tâm hồn và trái tim mơ mộng của con người.

Qua câu chuyện, bài thơ còn gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ là lời ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng mà còn gửi gắm nhiều suy ngẫm về cuộc sống: cuộc sống có rất nhiều cám dỗ mà mỗi con người rất khó vượt qua. Nhưng người ta hoàn toàn có thể vượt qua những thử thách ấy bằng sức mạnh tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời. Tình mẹ con là 1 trong những chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con người. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, nó làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại. Nhờ đó con người có đủ dũng cảm đối mặt với mọi cám dỗ, mọi thử thách trong cuộc sống bộn bề gian khó hôm nay.

Tago dẫn chúng ta đi từ câu chuyện trẻ thơ này đến câu chuyện trẻ thơ khác bằng chính tâm hồn của một đứa bé. Cậu sáng tạo ra những trò chơi mà ở đấy vừa có mây, sóng mà quan trong là có mẹ: con là mây thì mẹ sẽ là trăng, con là sóng thì mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ bên kia, mây và trăng sẽ cùng chung một bầu trời, sóng và bờ biển sẽ không bao giờ tách rời nhau. Sóng vỗ về xô vào bờ giống như mẹ luôn vỗ về con vậy. Đây là trò chơi nhưng trò chơi này đã vượt lên giới hạn của nó, nó chính là tình cảm thiêng liêng về tình mẫu tử, luôn muốn được mẹ ôm ấp và vỗ về, không bao giờ muốn xa rời mẹ dù chỉ giây phút thôi.

Bài thơ chính là sự hòa hợp đến lạ lùng của thiên nhiên tuyệt đẹp và cậu bé đáng yêu này. Bài thơ nói về tình yêu da diết, nồng thắm đã chiến thắng được ham muốn chơi bời, sự cám dỗ. Sự níu kéo này chính là tình mẫu tử thiêng liêng và đẹp đẽ. Bài thơ nói về một cậu bé thông minh, giàu tính tưởng tượng khát khao khám phá thế giới và được gần bên mẹ.

Không có biển thì làm sao có sóng cũng như không có mẹ thì làm sao có con. Không có bến bờ thì sóng vỗ vào đâu cũng như không có mẹ thì cuộc đời con có ý nghĩa gì. Lòng mẹ bao dung như bến bờ luôn luôn rộng mở. Hình ảnh bến bờ rộng mở lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan được ví như hình ảnh người mẹ luôn vỗ về con thơ. Mẹ mang đến hạnh phúc cho con và chỗ dựa cho cuộc đời con. Tình mẹ con trong bài thơ thật sâu đậm và đó cũng chính là vẻ đẹp vĩnh hằng của tình mẫu tử. Dù thế gian có như thế nào thì tình mẹ con vẫn mãi muôn đời vẫn tồn tại theo thời gian vẫn hiển hiện trong không gian rộng lớn và mãi mãi bất diệt. Đó chính là ý nghĩa chủ đạo của bài thơ

Với hình thức đối thoại và độc thoại độc lập của cậu bé đã cho ta thấy tình cảm thiêng liêng và sâu sắc của tình cảm mẹ con. Bài thơ còn cho ta nhiều suy ngẫm bởi trong cuộc sống con người thường gặp những cám dỗ nhất là đối với một đứa trẻ và muốn khước từ chúng thì cần có một điểm tựa vững chắc và ở đây điểm tựa của em bé chính là mẹ đó chính là điểm tựa vững chắc nhất. Hạnh phúc không ở đâu xa không phải là điều gì bí ẩn mà đó ở ngay bên chúng ta và do chúng ta tạo nên.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON