Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học nằm trong sách Kết nối tri thức: Củng cố và mở rộng trang 56 dưới đây. Với bài học này, hy vọng rằng các em sẽ củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về các văn bản thơ đã học. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Ôn lại đặc điểm của thơ, biện pháp tu từ ẩn dụ
- Đặc điểm của thơ:
+ Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài…
+ Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…).
+ Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự (kể lại một sự việc, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng) nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ:
+ Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các loại ẩn dụ: hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác…
1.2. Ôn lại văn bản thơ đã học
- Chuyện cổ tích về loài người: Bài thơ kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con. Qua đó bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ.
- Mây và sóng: Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc, chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Em hãy chọn một bài thơ đã học để viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ đó.
a. Hướng dẫn giải:
- Chọn bài thơ mà em tâm đắc nhất và đọc kĩ lại bài thơ đó để giải bài tập này.
- Cảm nhận của em có thể là: Yêu mến, tự hào, cảm động,...
b. Lời giải chi tiết:
Chọn bài thơ Chuyện cổ tích về loài người:
Xuân Quỳnh không chỉ được biết đến là nhà thơ của tình yêu mà bà còn được biết đến với những vần thơ thường hướng về những tình cảm vô cùng chân thành, gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh là bài thơ "Chuyện cổ tích về loài người". Khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế, nhưng được xuất phát từ tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho con trẻ. Mọi vật trên trái đất xuất hiện đều vì trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Mọi sự vật của tự nhiên đều được ra đời nhờ có trẻ em. Với "Chuyện cổ tích về loài người", Xuân Quỳnh đã bộc lộ tình yêu thương sâu sắc dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.
Bài tập 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
a. Hướng dẫn giải:
- Xem lại đặc điểm của biện pháp tu từ ẩn dụ để viết đoạn văn.
- Chỉ rõ ra biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn.
b. Lời giải chi tiết:
Em luôn rất yêu thích mùa xuân, bởi vì đây là mùa của đoàn viên, sự sum vầy bên gia đình. Có lẽ vì được đầm ấm, sum họp bên gia đình nên ai ai cũng yêu mùa xuân nhất. Có những câu hát trong một bài hát mà em được nghe "Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về". Những câu hát ấy về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt. Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời. "Tháng giêng ngon như cặp môi gần", một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được cái vẻ đẹp, hương sắc ngắn ngủi của nó.
-> Câu ẩn dụ là: "Tháng giêng ngon như cặp môi gần".
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Hệ thống hóa lại những văn bản thơ đã học.
+ Nắm được kiến thức về đặc điểm thơ, biện pháp tu từ ẩn dụ.
Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 56
Bài học Củng cố và mở rộng trang 56 nhằm giúp các em ôn luyện lại những kiến thức về thơ và biện pháp tu từ ẩn dụ đã học. Để nắm rõ được nội dung bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Hỏi đáp bài Củng cố và mở rộng trang 56 Ngữ văn 6
Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247