YOMEDIA
NONE

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 56 - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức

Mời các em học sinh cùng tham khảo bài soạn Củng cố và mở rộng trang 56 nằm trong chương trình mới - Kết nối tri thức dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách kĩ càng nhằm giúp các em ôn luyện lại những kiến thức về thơ và biện pháp tu từ ẩn dụ đã học. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 56 tóm tắt.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại đặc điểm của thơ, biện pháp tu từ ẩn dụ

- Đặc điểm của thơ:

+ Thể thơ như thế nào?

+ Ngôn ngữ thơ có gì đặc biệt?

+ Nội dung chủ yếu của thơ là gì?

- Biện pháp tu từ ẩn dụ.

1.2. Ôn lại văn bản thơ đã học

- Văn bản Chuyện cổ tích về loài người.

- Văn bản Mây và sóng.

2. Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 56

Câu 1. Hãy nêu đặc điểm của các bài thơ đã học trong Bài 2: Gõ cửa trái tim.

Trả lời:

Nhan đề bài thơ

 

Nội dung chính

 

Đặc điểm nghệ thuật

Hình ảnh

Biện pháp tu từ

Yếu tố miêu tả, tự sự

Chuyện cổ tích về loài người

Bài thơ đã lí giải nguồn gốc của loài người, đồng thời bộc lộ tình yêu với trẻ em.

- Thiên nhiên: mặt trời, cỏ, cây, hoa, lá, chim, mây, gió, sông, biển, đường…

- Con người: mẹ, bố, bà, thầy…

- Nhân hóa (Biển sinh…),

- Điệp ngữ (Màu xanh, Tiếng hót, Biển sinh, Từ…)

- Kể lại sự ra đời của loài người.

- Miêu tả thiên nhiên (lí giải sự ra đời của thiên nhiên)

Mây và sóng

Bài thơ khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.

Mây, sóng, biển cả, bình minh vàng, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm…

- Ẩn dụ (bình minh vàng, vầng trăng bạc)

- Điệp ngữ (Con lăn, lăn, lăn mãi…)

- Cuộc trò chuyện giữa em bé với người trên mây, trong sóng.

- Miêu tả hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho tình mẫu tử.

 

Câu 2. Diễn tả nội dung một bài thơ Mây và sóng (đã được học trong Bài 2: Gõ cửa trái tim) bằng một hình thức nghệ thuật tranh mà em thích (tranh, truyện tranh, nhạc, kịch bản hoạt cảnh).

Trả lời:

a. Cảnh 1:

Em bé đang chơi cùng với các bạn thì nghe thấy tiếng gọi liền ngước lên bầu trời.

Người trên mây: Này, em bé! Hãy đến chơi với bọn tớ! Bọn tớ được chơi với bình minh vàng và vầng trăng bạc từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.

Em bé: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?

Người trên mây: Cậu hãy đến nơi tận cùng của trái đất, đưa tay lên bầu trời thì sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.

Em bé: Nhưng mẹ đang đợi mình ở nhà. Làm sao có thể rời mẹ mà đến đó được?

Người trong mây mỉm cười bay đi. Em bé trở về nhà ôm lấy mẹ của mình.

Em bé: Mẹ ơi, con biết một trò chơi rất thú vị. Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Con ôm lấy mẹ còn mái nhà sẽ là bầu trời xanh thăm.

b. Cảnh 2:

Em bé đang chơi trên bãi cát, thì nghe thấy tiếng gọi, hóa ra là trong những con sóng.

Người trong sóng: Này, em bé! Hãy đến chơi với bọn tớ! Bọn tớ cùng nhau ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Sau đó, bọn tớ còn ngao du khắp mọi nơi trên thế giới.

Em bé: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?

Người trong sóng: Câu hãy đến rìa biển cả, nhắm mắt lại rồi bọn tớ sẽ nâng cậu đi.

Em bé: Buổi chiều mẹ muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được.

Người trong sóng mỉm cười nhảy múa lướt qua. Em bé trở về nhà ôm lấy mẹ, rồi thủ thỉ: “Con là sóng, còn mẹ sẽ là bến bờ. Con lăn mãi rồi sẽ vỡ tan vào lòng mẹ. Không ai có thể biết mẹ con ta ở chốn nào”.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Củng cố và mở rộng trang 56.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Em hãy viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.

Trả lời:

Em luôn rất yêu thích mùa xuân, bởi vì đây là mùa của đoàn viên, sự sum vầy bên gia đình. Có lẽ vì được đầm ấm, sum họp bên gia đình nên ai ai cũng yêu mùa xuân nhất. Có những câu hát trong một bài hát mà em được nghe "Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về". Những câu hát ấy về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt. Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, "mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất" nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc đời. "Tháng giêng ngon như cặp môi gần", một mùa xuân ngọt ngào , không thể nào cưỡng chế được cái vẻ đẹp, hương sắc ngắn ngủi của nó.

-> Câu ẩn dụ là: "Tháng giêng ngon như cặp môi gần".

4. Hỏi đáp về bài Củng cố và mở rộng trang 56 Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON