Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần văn học giúp các em học sinh khái quát lại kiến thức trọng tâm đã học trong học kì 1 Ngữ Văn 12 một cách hệ thống hơn. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn tập phần văn học tóm tắt.
2. Soạn bài Ôn tập phần văn học chương trình chuẩn
Câu 1: Quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỷ XX.
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến hết thế kỷ XX phát triển qua 4 chặng đường chính:
a. Chặng đường 1945-1954
-
1945-1946: Văn học phán ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân khi đất nước ta vừa giành được độc lập.
-
Từ cuối năm 1946: Văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
-
Một số thể loại và tác phẩm tiêu biểu :
-
Truyện và kí: “Một lần tới thủ đô” (Trần Đăng); “Đôi mắt” (Nam Cao)…
-
Thơ ca: “Bên kia sông Đuống” (Hoàng Cầm); “Việt Bắc” (Tố Hữu)…
-
Kịch “Bắc sơn” (Nguyễn Huy Tưởng); “Chị Hòa” (Học Phi)…
-
b. Chặng đường 1945-1964
-
Văn xuôi mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề của hiện thực đời sống: “Sống mãi với thủ đô” (Nguyễn Huy Tưởng); “Sông Đà” (Nguyễn Tuân);
-
Thơ ca phát triển mạnh mẽ: “Gió lộng” (Tố Hữu); “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên)…
-
Kịch: “Đảng viên” (Học Phi)…
c. Chặng đường 1965-1975
-
Chủ đề bao trùm của văn học là đề cao tinh thần yêu nước, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
-
Truyện, kí: “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi); “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành); “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi” (Nguyễn Tuân)…
-
Tiểu thuyết: “Dấu chân người lính” (Nguyễn Minh Châu)…
-
Thơ ca : “Ra trận”; “ Máu và hoa” (Tố Hữu); “Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu)…
-
Kịch: “Quê hương Việt Nam” (Xuân Trình); “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm).
d. Chặng đường từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
-
Sự nở rộ ở thể loại trường ca: “Những người lính đi tới biển”(Thanh Thảo); “Đất nước hình tia chớp” (Trần Mạnh Hảo)…
-
Một số tập thơ có giá trị: “Tự hát” (Xuân Quỳnh); “Thư mùa đông” (Hữu Thỉnh)…
-
Văn xuôi có nhiều khởi sắc: “Mùa lá rụng trong vườn” (Ma Văn Kháng); “Thời xa vắng” (Lê Lựu)…
-
Từ năm 1986 văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, văn học gắn bó hơn, cập nhật hơn những vấn đề của đời sống hàng ngày: “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu); Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” (Hoàng Phủ Ngọc Tường); hồi kí “Cát bụi chân ai” (Tô Hoài).
-
Kịch nói phát triển mạnh mẽ: “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
Câu 2: Những đặc điểm có bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
a. Văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước
-
Khuynh hướng tư tưởng chủ đạo là tư tưởng cách mạng, văn học là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
-
Tập trung vào đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang.
b. Nền văn học hướng về đại chúng
-
Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh chủ yếu vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng cho sáng tác văn học.
-
Hình tượng chính của văn học giai đoạn này là hình tượng người chiến sĩ, người lao động, hình tượng quần chúng với tư tưởng và tư thế mới của người làm chủ cuộc sống.
-
Các hình thức biểu hiện gần gũi, quen thuộc với đại chúng, ngôn ngữ trong sáng.
c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
-
Khuynh hướng sử thi:
-
Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lớn lao, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng.
-
Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước.
-
Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ.
-
-
Cảm hứng lãng mạn: chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi.
Câu 3: Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người.
-
Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh
-
Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng của đất nước (nghệ sĩ là chiến sĩ, trong thơ phải có thép, nhà thơ phải biết xung phong).
-
Chú trọng tính chân thực và tính dân tộc trong mỗi tác phẩm (trong sáng, giản dị tránh lối viết cầu kì).
-
Xuất phát từ đối tượng tiếp nhận, mục đích sáng tác để quyết định nội dung và hình thức tác phẩm (Viết cho ai?, viết để làm gì? viết cái gì? viết như thế nào?).
-
-
Mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người (chứng minh bằng việc phân tích các tác phẩm đã học).
Câu 4: Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập? Phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để làm rõ Tuyên ngôn Độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn.
-
Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập
-
Mục đích:
-
Tuyên ngôn xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, tuyên bố nền độc lập của dân tộc, khẳng định vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên thế giới.
-
Cương quyết bác bỏ những luận điệu xảo trá và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc.
-
Thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.
-
-
Đối tượng:
-
Tất cả đồng bào Việt Nam.
-
Nhân dân trên toàn thế giới.
-
Các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế đang có dã tâm tái nô dịch nước ta, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
-
-
-
Tuyên ngôn Độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn.
-
Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực:
-
Tác phẩm có hệ thống lập luận chặt chẽ, khoa học thể hiện khả năng tư duy sắc sảo, nhạy bén đầy trí tuệ vừa mỉa mai, khinh thường những kẻ cướp nước, xâm lăng và hết sức thuyết phục khi tuyên bố chủ quyền của dân tộc ta.
-
Tác phẩm cũng là một mẫu mực về cách chọn trình bày dẫn chứng. Những dẫn chứng được trình bày rất khoa học khiến cho người nghe, người đọc dễ theo dõi. Ngôn ngữ dễ hiểu, chặt chẽ và hàm súc, tác động tích cực đến người nghe.
-
-
Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chan chứa tình cảm lớn:
-
Đó là tình cảm thiết tha, đau xót khi tác giả lên án những tội lỗi man rợ của kẻ thù đã trút xuống hàng triệu người dân Việt Nam nhỏ bé.
-
Đó là sự căm giận những tội ác trời không dung, đất không tha của chúng.
-
Đó là niềm tự hào khi ngẩng cao đầu tuyên bố với thế giới về nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
-
-
Câu 5: Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.
-
Tố Hữu được xem là nhà thơ trữ tình chính trị:
-
Thơ TH chủ yếu phục vụ đời sống chính trị của đất nước.
-
Những nội dung chính trị được cất lên bằng tiếng nói trữ tình với những cảm xúc, tình cảm mang tính cụ thể của cái tôi bừng tỉnh bởi lí tưởng cách mạng, cái tôi hòa hợp với cái chung.
-
-
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ TH:
-
Tính sử thi:
-
Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng đời tư thế sự.
-
Con người trong thơ được nhìn nhận từ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. Nhân vật trữ tình đại diện cho phẩm chất của cộng đồng, dân tộc.
-
Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi công dân.
-
-
Cảm hứng lãng mạn cách mạng:
-
Tập trung thể hiện vẻ đẹp con người trong thời đại mới.
-
Thể hiện niềm tin vững chắc vào tương lai.
-
-
Câu 6: Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc”.
-
Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc được Tố Hữu thể hiện sinh động, phong phú qua hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
-
Về nội dung:
-
Bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả.
-
Tác phẩm đã đề cập đến truyền thống ân nghĩa thủy chung.
-
-
Về nghệ thuật:
-
Thể thơ lục bát được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn với những câu thơ lúc hùng tráng, lúc tha thiết, sâu lắng, nhẹ nhàng.
-
Kết cấu: Cách cấu tứ gần với lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao - dân ca.
-
Hình ảnh: Nhiều hình ảnh mang đậm tính dân tộc (núi, nguồn…), hình ảnh mang tính giai cấp được sử dụng một cách tự nhiên và sáng tạo.
-
Ngôn ngữ:
-
Cặp đại từ nhân xưng “ta”- “mình” và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bài thơ gần với hình thức ca dao về tình cảm lứa đôi.
-
Nhạc điệu: Nhiều từ ngữ được lặp lại nhiều lần (nhớ, ta, mình…) tạo âm điệu nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không đơn điệu (lúc hùng tráng, lúc trang nghiêm).
-
Chất liệu văn học và văn hóa dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca dao trữ tình.
-
-
-
Câu 7: Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” (Phạm Văn Đồng), “Mấy ý nghĩ về thơ” (Nguyễn Đình Thi), “Đô-xtôi-ép-xki” (Xvai-gơ).
a. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc
-
Vấn đề đặt ra
-
Giá trị của thơ văn đồ chiểu đối với nền văn học nươc nhà.
-
-
Luận điểm chính
-
Cuộc đời và con người Nguyễn Đình Chiểu.
-
Những giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
-
-
Cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng
-
Tác giả đưa ra những nhận định, dùng những lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh nhận định của mình (diễn dịch).
-
b. Mấy ý nghĩ về thơ
-
Vấn đề đặt ra
-
Những đặc trưng cơ bản và quan niệm đúng đắn về thơ ca.
-
-
Luận điểm chính
-
Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người.
-
Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thực của thơ.
-
Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô động hơn,… so với ngôn ngữ các thể loại văn học khác.
-
-
Cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng
-
Tác giả đưa ra những ý nghĩ, quan điểm tiến bộ về thơ ca. Nhà văn đã đưa ra những lời bình luận, những dẫn chứng sinh động cho nhận định của mình.
-
c. Đô-xtôi-ép-xki
-
Vấn đề đặt ra
-
Cuộc đời, sự nghiệp và sức lay động mãnh liệt của nhà văn vĩ đại Đô-xtôi-ép-xki.
-
-
Luận điểm chính
-
Trái tim Đô-xtôi-ép-xki chỉ đập vì nước Nga còn thân thể ông sống leo lét trong một thế giới đối với ông là xa lạ.
-
Nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt vào Đô-xtôi-ép-xki.
-
Đô-xtôi-ép-xki qua đời giữa dông bão, giữa những nguyên tố bị kích động dữ dội.
-
-
Cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng
-
Tác giả đã dựng lên bức chân dung sống động, đầy ấn tượng về số phân nghiệt ngã của Đô-xtôi-ép-xki. Xvai-gơ đã sử dụng lối cấu trúc hình ảnh trái ngược, sử dụng rộng rãi các hình ảnh so sánh, ẩn dụ,…để nói lên sứ mạng cao cả và tầm vóc vĩ đại của Đô-xtôi-ép-xki.
-
Câu 8: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (so sánh với hình tượng người lính trong Đồng chí của Chính Hữu).
Hình tượng người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu
a. Nét riêng
-
Trong bài thơ Tây Tiến:
-
Người lính Tây Tiến phần lớn là học sinh, sinh viên được khắc họa chủ yếu bằng bút pháp lãng mạn: Họ hiện ra trong khung cảnh khác thường, kì vĩ, nổi bật với những nét độc đáo, phi thường.
-
Hình tượng người lính vừa có vẻ đẹp lãng mạn, vừa đậm chất bi tráng, phảng phất nét truyền thống của người anh hùng.
-
-
Trong bài thơ Đồng chí:
-
Người lính được khắc họa chủ yếu bằng bút pháp hiện thực: hiện ra trong không gian, môi trường quen thuộc, gần gũi, cái chung được làm nổi bật qua những chi tiết chân thực, cụ thể.
-
Người lính xuất thân chủ yếu từ nông dân, gắn bó với nhau bằng tình đồng chí, tình giai cấp. Tình cảm, suy nghĩ, tác phong sống giản dị. Họ vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, thực sự là những con người bình thường mà vĩ đại.
-
b. Nét chung
-
Hình tượng người lính trong cả hai bài thơ đều là người chiến sĩ sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, xả thân vì Tổ quốc, xứng đáng là những anh hùng.
-
Họ mang vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ ca giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và thể hiện cảm hứng ngợi ca của văn học kháng chiến.
Câu 9: Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về đất nước, quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và đoạn trích Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm).
a. Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi
-
Cảm hứng về Đất nước đã được thi nhân tích lũy, ấp ủ, trải nghiệm trong 8 năm trời (1948 - 1955), suốt chiều dài của cuộc kháng chiến chống Pháp, vì vậy hình tượng Đất nước trong bài thơ mang tính tổng hợp - khái quát cao: đó là một tượng dài Đất nước bằng thơ - một đất nước anh hùng - tình nghĩa, trưởng thành - tỏa sáng. Đó cũng là Đất nước của Nhân dân, của Cách mạng (“Ôi đất nước những người áo vải - Đã đứng lên thành những anh hùng”).
-
Nguyễn Đình Thi có sở trường viết về đất nước trong chiến tranh: đau thương nhưng anh hùng và xiết bao tình nghĩa. Bài thơ có những đoạn khắc họa rất thành công hình ảnh đất nước trong chiến tranh:
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Đã bật lên những tiếng căm hờn.
b. Đoạn thơ “Đất Nước” trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.
-
Khác với một Đất nước tổng hợp - khái quát của Nguyễn Đình Thi, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm được khám phá trên nhiều bình diện lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục...và cả trong cuộc sống đời thường của mỗi người dân, trong tình yêu đôi lứa của anh và em...Nhà thơ đã phát hiện ra những điều mới mẻ và kì thú về Đất Nước bằng một tư duy thơ sâu sắc:
Ôi Đất Nước bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.
-
Với cách nhìn mới mẻ ấy, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho bài thơ một tư tưởng lớn: Đất nước của Nhân dân bởi chính Nhân dân là người làm ra Đất nước:
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại.
-
Và như vậy, thi nhân đã dùng một Đất Nước của dân gian để nói lên tư tưởng lớn: Đất Nước của Nhân dân. Và ông đã thành công. Đây cũng là vẻ đẹp riêng có sức cuốn hút của đoạn thơ Đất Nước này.
Câu 10: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?
-
Hình tượng sóng
-
Là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ nữ để nói lên tình yêu của giới mình.
-
“Sóng” là một ẩn dụ toàn bài để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ đang khao khát yêu đương và mong muốn được sống trong tình yêu vĩnh viễn.
-
Hình tượng sóng được xây dựng bằng hình ảnh và bằng cả âm thanh nhịp điệu tạo ra nhạc điệu của tình yêu.
-
Đặc điểm: là hình tượng sóng đôi: là “sóng”, cũng là “em”, tuy hai mà một, tuy một mà hai, xoắn xuýt.
-
-
Tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu:
-
Khao khát yêu thương và hướng tới tình yêu cao cả, lớn lao.
-
Thể hiện một tình yêu sôi nổi,mãnh liệt, một nỗi nhớ da diết.
-
Luôn hướng về một tình yêu thủy chung son sắt.
-
Khát vọng có được tình yêu vĩnh hằng, bất tử.
-
Câu 11: Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ Dọn về làng (Nông Quốc Chấn), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy) và Bác ơi! (Tố Hữu).
Câu 12: So sánh Chữ người tử từ với Người lái đò sông Đà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
-
Điểm thống nhất:
-
Cảm hứng mãnh liệt trước những cảnh tượng độc đáo, tác động mạnh vào giác quan của người nghệ sĩ.
-
Tiếp cận thế giới thiên về phương diện thẩm mĩ. Tiếp cận con người thiên về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
-
Ngòi bút tài hoa, uyên bác.
-
-
Điểm khác biệt:
-
Chữ người tử tù tìm cái đẹp trong quá khứ.
-
Người lái đò sông Đà tìm cái đẹp trong đời sống thực tại.
-
Chữ người tử tù tìm chất tài hoa nghệ sĩ ở lớp người đặc tuyển.
-
Người lái đò sông Đà tìm chất tài hoa nghệ sĩ trong đại chúng nhân dân
-
Câu 13: Cảm hứng thẩm mĩ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”.
-
Cảm hứng thẩm mĩ:
-
Ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên phong phú đa dạng, huyền ảo như đời sống tâm hồn con người.
-
Cảnh vật sông Hương - con sông gắn bó với lịch sử, văn hoá của Huế và cũng là của dân tộc - qua đó thể hiện sự yêu mến, say mê vẻ đẹp đối với dòng sông, đất nước.
-
-
Nét đặc sắc của văn phong Hoàng Phủ Ngọc Tường:
-
Soi bóng tâm hồn với tình yêu quê hương đất nước vào đối tượng miêu tả khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
-
Sức liên tưởng kì diệu, sự phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.
-
Ngôn ngữ uyển chuyển, giàu hình ảnh, phong phú, giàu chất thơ, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ...
-
Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
-
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Ôn tập phần văn học để nắm vững những kiến thức cần đạt hơn.