YOMEDIA
NONE

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương - Ngữ văn 11

Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Vinh khoa thi Hương của Trần Tế Xương. Mong rằng bài soạn sẽ đem đến nhiều gợi ý cho các em , giúp các em chuản bị bài tốt hơn trước khi đến lớp!

 

1. Tóm tắt nội dung

1.1. Nội dung

  • Thể hiện một phần hiện trạng mất nước và nỗi nhục mất nước đồng thời cho ta thấy được tấm lòng yêu nước của tác giả, căm ghét bọn thực dân xâm lược, đau xót trước cảnh tình đất nước, muốn thức tỉnh lương tri và tinh thần dân tộc

1.2. Nghệ thuật

  • Các thủ pháp nghệ thuật như: Đỏa ngữ, phép đối...
  • Lựa chọn các hình ảnh đặc sắc có giá trị tố cáo hiện thực cao
  • Bút pháp trào phúng xen trữ tình

2. Soạn bài Vịnh khoa thi Hương chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Hai câu thơ đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (chú ý phân tích từ “lẫn”).

  • Hai câu thơ đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi: cứ ba năm lại mở một kì thi để chọn nhân tài giúp ích cho đất nước.
  • Điểm khác thường: trường Nam thi lẫn với trường Hà.
  • Từ “lẫn”: lẫn lộn, diễn tả sự ô hợp, nhố nhăng, nhốn nháo, xuống cấp của chế độ thi cử thời bấy giờ.

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (chú ý các từ “lôi thôi”, “ậm ọe”, với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường). Từ hai câu thơ 3 và 4, anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

  • Hình ảnh:
    • Sĩ tử: lôi thôi, vai đeo lọ ⇒ dáng vè luộm thuộm, nhếch nhác
    • Quan trường: ậm ọe, miệng thét loa ⇒ cố ra oai.
  • Nghệ thuật:
    • Sử dụng từ láy tượng hình và tượng thanh: ậm ọe, lôi thôi.
    • Phép đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường
    • Đảo ngữ: Đảo trật tự cú pháp “lôi thôi sĩ tử”, “ậm ọe quan trường”
    • Hình ảnh cảnh trường thi lúc này láo nháo, lộn xộn cho thấy sự suy vong của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.

Câu 3: Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở 2 câu thơ 5 và 6?

  • Hình ảnh quan sứ, bà đầm cho thấy sự mục ruỗng của chế độ thi cử lúc bấy giờ. Bởi đây là một cuộc thi chọn lựa nhân tài cho đất nước lại xuất hiện sự có mặt của bọn ngoại bang đến như kiểu đi xem hát..
  • Phép đối ở 2 câu thơ 5 và 6: “lọng cắm rợp trời” >< “váy lê quét đất” tạo ra sự trào phúng chua xót: lọng là vật che đầu cho vua lại được đem đối với váy lê quét đất của bà đầm.

⇒ Sự nhục nhã, xót xa.

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

  • Hai câu thơ cuối là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.
    • Câu hỏi tu từ mang tính thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước, nhà thơ hỏi người nhưng cũng là để hỏi mình.
    • Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

2.2. Soạn bài chi tiết 

Câu 1: Hai câu đầu cho thấy kì thi có gì khác thường? (chú ý phân tích kĩ từ "lẫn")

  • Hai câu thơ mở đầu có tính tự sự, nhằm kể lại kì thi: cứ ba năm lại mở một kì thi để chọn nhân tài giúp ích cho đất nước. Nhưng đến câu thơ thứ 2 " trường Nam thi lẫn với trường Hà" thi ta thấy có sự khác thường ở chỗ cách thức tổ chức kì thức: trường Nam thi lẫn với trường Hà. Như vậy có một sự khác biệt, dường như câu thơ không phải diễn tả sự thống nhất mà diễn tả sự ngược ngạo, kì lạ, có vẻ như chưa từng có.
  • Từ lẫn trong câu thơ, phần nào đã diễn tả sự ô hợp, nhố nhăng, nhốn nháo, xuống cấp của chế độ thi cử hiện tại bấy giờ

Câu 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hình ảnh sĩ tử và quan trường? (chú ý các từ "lôi thôi", "ậm ọe", với biện pháp nghệ thuật đảo ngữ; các hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử, miệng thét loa của quan trường). Từ hai câu thơ 3 và 4 , anh (chị) có cảm nhận như thế nào về cảnh thi cử lúc bấy giờ?

  • Hai câu thực đã thể hiện rõ sự ô hợp của kì thi. Tác giả chú ý miêu tả hai đối tượng chủ yếu nhất trong các kì thi: sĩ tử (người đi thi) và quan trường (người coi thi).
  • Biện pháp đạo ngữ: lôi thôi sĩ tử cho thấy sự luộm thuộm, không gọn gàng của các sĩ tử trong kì thi. Đó là hình ảnh khái quát sự sa sút về nho phong sĩ khí do sự ô hợp, nhốn nháo của xã hội đưa lại.
  • Hình ảnh quan trường ậm ọe miệng thét loa gợi lên cái oan nhưng là cái oai cố tạo ra. Từ "ậm ọe" biểu đạt âm thanh của tiếng nói nhưng bị cản lại trong cổ họng đã khẳng định cái oai hờ của quan trường. Biện pháp đảo ngữ đã giúp người đọc hình dung được tính chất lộn xộn của trường thi.

Câu 3: Phân tích hình ảnh quan sứ, bà đầm và sức mạnh châm biếm, đả kích của biện pháp nghệ thuật đối ở 2 câu thơ 5, 6.

  • Hình ảnh quan sứ, mụ đầm cho thấy sự mục nát của triều đình phong kiến. Một cuộc thi lựa chọn nhân tài cho đất nước mà lại để cho bọn ngoại bang đến dự như đi xem hát với váy lê quét đất,....
  • Nghệ thuật đối tạo nên sự trào phúng chua xót : " lọng cắm rợp trời" - " váy lê quét đất".
  • Lọng là vật che đầu cho vua đối váy lê quét đất của mụ đầm → Đó là sự nhục nhã, sự xót xa mà nhà thơ diễn tả sau nụ cười trào phúng, mỉa mai châm biếm.

Câu 4: Phân tích tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi. Lời nhắn gọi của Tú Xương ở hai câu thơ cuối có ý nghĩa tư tưởng gì?

  • Câu kết là tâm sự đau xót, chua chát của nhà thơ trước hiện thực đất nước. Câu thơ vừa là lời tự vấn mình, vừa hướng đến những người đồng môn.
  • Những câu thơ ấy đã thể hiện nỗi đau đớn xót xa của nhà thơ trước vận mệnh dân tộc. Nỗi đau đớn xót xa ấy thể hiện tác giả là người trọng danh dự, danh dự của các trí thức nho học và là người có tấm lòng với dân với nước.
  • Tác giả muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời. Giọng điệu chính của bài thơ là giọng điệu trào phúng, nhưng ở hai câu kết, tác giả đã dùng giọng điệu trữ tình để thể hiện sâu sắc cảm xúc, tâm trạng và cũng là để nhắc nhở chính bản thân.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vịnh khoa thi hương để nắm chắc hơn nội dung bài học.

3. Soạn bài Vịnh khoa thi Hương chương trình Nâng cao

Câu 1: Nêu ấn tượng nổi bật nhất của anh (chị) về khoa thi Hương được tác giả miêu tả trong bài?

  • Ấn tượng nhất về khoa thi Hương được tác giả miêu tả trong bài là hình ảnh lôi thôi của các sĩ tử, cùng sự nhốn nháo như một cuộc xem hát với sự xuất hiện của bà đầm.

Câu 2:  Khoa thi Hương năm 1897 đã miêu tả với cảm hứng gì? Tác giả nhấn mạnh vào tính chất nào của khoa thi đó?

  • Khoa thi Hương năm 1897 đã miêu tả với cảm hứng châm biếm, trào phúng. Tác giả nhấn mạnh vào sự nhố nhăn, hỗn loạn của cuộc thi.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa trào phúng của việc sử dụng phép đối ngẫu ở các câu thơ 3-4 và 5-6.

  • Phép đối: lôi thôi sĩ tử >< ậm ọe quan trường: Hình ảnh cảnh trường thi lúc này láo nháo, lộn xộn cho thấy sự suy vong  của một nền học vấn, sự lỗi thời của đạo Nho.
  • Phép đối ở 2 câu thơ 5 và 6: “lọng cắm rợp trời” >< “váy lê quét đất” tạo ra sự trào phúng chua xót: lọng là vật che đầu cho vua lại được đem đối với váy lê quét đất của bà đầm.

Câu 4: Hãy xác định sắc thái giọng điệu ẩn chứa trong hai câu 7 – 8. Qua giọng điệu của hai câu này cũng như của cả bài thơ, ta có thể hiểu được gì về nỗi lòng tác giả?

  • Hai câu thơ 7 và 8  là sự thức tỉnh các sĩ tử và thái độ của nhà thơ trước cảnh nước mất.
    • Câu hỏi tu từ mang tính thức tỉnh các sĩ tử về nỗi nhục mất nước, nhà thơ hỏi người nhưng cũng là để hỏi mình.
    • Giọng thơ mang đậm chất trữ tình có tác dụng lay tỉnh lương tâm, lương tri của các sĩ tử.

Câu 5: Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước thương đời của nhà thơ được biểu lộ trong tác phẩm.

  • Kì thi năm Đinh Dậu này có hai cặp vợ chồng toàn quyền người Pháp tới dự lễ xướng danh, trong khi đó đây lại là kì thi tuyển nhân tài cho đất Việt. Tế Xương và những nhà Nho vốn tin vào đạo thánh hiền và luôn tha thiết với truyền thống văn hiến của dân tộc đã rất đau xót và phẫn uất.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Vịnh khoa thi Hương

Bài thơ Vịnh khoa thi Hương (còn có tên Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu) là một trong số 13 tác phẩm của Trần Tế Xương viết về đề tài thi cử. Trong bản chất, việc thi cử bao giờ cũng cần thiết. Có thể khẳng định rằng phần lớn những người đỗ đạt (kể cả những người đỗ vào chính các khoa thi mà Trần Tế Xương từng phê phán) đều là những người tài giỏi, có đóng góp quan trọng với đất nước. Để có thể hiểu và vieetsmoojt bài văn hoàn chỉnh về bài thơ này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

[vawnmau]

5. Hỏi đáp về bài thơ Vịnh khoa thi Hương

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON