Bài soạn dưới đây sẽ hỗ trợ các em chuẩn bị bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) trước khi đến lớp. Mong rằng bài soạn sẽ là một gợi ý hay để các em chuẩn bị bài tốt hơn, có những câu trả lời hay hơn trên lớp học. Ngoài ra để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) tóm tắt.
1. Tóm tắt nội dung bài học
- Nắm được các khái niệm, định nghĩa: ngôn ngữ chung, lời nói cá nhân.
- Các phương diện biểu hiện của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
- Ngôn ngữ chung: Các yếu tố ngôn ngữ chung và các qui tắc chung
- Lời nói cá nhân. Giọng nói cá nhân; vốn từ ngữ cá nhân; việc tạo ra từ mới; phong cách ngôn ngữ cá nhân; vận dụng linh hoạt sáng tạo những quy tắc chung; phương thức chung; việc chuyển đổi sáng tạo khi tạo từ ngữ...
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
2. Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) chương trình chuẩn
Bài tập 1: (SGK trang 35)
" Nách tường bông liễu bay sang láng giềng"
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
- Từ "nách" là một từ quen thuộc với nghĩa từ điển là mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực. Nhưng từ "nách" trong câu thơ của Nguyễn Du chỉ góc tường, phần giao nhau giữa hai bức tường. Nguyễn Du đã chuyển nghĩa của từ dùng chỉ vị trí trên cơ thể người sang chỉ vị trí giao nhau của hai bức tường tạo nên một góc, theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.
Bài tập 2: (SGK trang 36)
- Từ "xuân" vốn mang nghĩa là mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, và được xem là mùa đầu tiên trong một năm. Nhưng khi xuất hiện trong văn chương, từ "xuân" có nhiều nghĩa khác nhau
"Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại"
(Hồ Xuân Hương,Tự tình - bài II)
- Từ "xuân" trong từ "xuân đi" ý chỉ tuổi xuân, sức sống của tuổi trẻ. Còn từ "xuân" trong từ "xuân lại lại" chỉ nghĩa gốc là mùa xuân
"Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay"
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
- Từ "xuân" trong câu thơ này chỉ vẻ đẹp, tuổi xuân của người con gái
"Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân"
(Hồ Chí Minh)
- Từ "Mùa xuân" trong câu thơ trên được dùng theo nghĩa gốc, chỉ mùa đầu tiên trong một năm. Còn từ "xuân" trong từ "thêm xuân" ý chỉ sức sống, sự tươi đẹp
Bài tập 3: (SGK trang 36)
- Từ "mặt trời" với nghĩa từ điển là thiên thể nóng sáng, ở xa trái đất, là nguồn sưởi ấm và chiếu sáng cho trái đất.
Câu a
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa"
(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)
- Từ "mặt trời" trong câu thơ này là nghĩa gốc và có sử dụng phép nhân hóa
Câu b
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim"
(Tố Hữu, Từ ấy)
- Từ "mặt trời" trong câu thơ này được sử dụng với ý nghĩa đó là lí tưởng của cách mạng
Câu c
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng"
(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)
- Từ "mặt trời" trong cụm từ "mặt trời của bắp": mang nghĩa gốc. Còn từ "mặt trời" trong từ "mặt trời của mẹ" là hình ảnh ẩn dụ cho đứa con. Đứa con là niềm vui, niềm hạnh phúc, nguồn sống của người mẹ.
Bài tập 4: (sgk trang 36)
- Từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây
Câu a
- Từ "mọn mằn": nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể → quy tắc tạo từ láy, lặp phụ âm đầu
Câu b
- Từ "giỏi giắn": rất giỏi (ít mang sắc thái biểu cảm mến mộ) → láy phụ âm đầu
Câu c
- Từ "nội soi": từ ghép chính phụ → "soi" là yếu tố chính, "nội" là yếu tố phụ
3. Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) chương trình nâng cao
Câu 1: Phân tích những đoạn và bài thơ sau đây, làm rõ nét riêng của mỗi tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ để biểu hiện cảnh vật và con người
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!
(Đoàn Thị Điểm- Bản dịch Chinh phụ ngâm)
Gương nga vằng vặc đầy song,
Vàng gieo ngấn nước, cây lồng bóng sân.
Hải đường lả ngọn đông lân,
Giọt sương gieo nặng, cành xuân la đà.
Một mình lặng ngắm bóng nga,
Rộn đường gần với nỗi xa bời bời.
(Nguyễn Du – Truyện Kiều)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh – Cảnh khuya)
- Đoạn thơ Chinh phụ ngâm
- Việc sử dụng từ Hán Việt, hình ảnh thơ đã làm cho các cảnh vật trong đoạn thơ của Đoàn Thị Điểm như tách khỏi con người và không thấy đâu hoạt động của con người. Tất cả chỉ đơn thuần là cảnh vật và vì thế càng tôn thêm vẻ lạnh lùng, đối lập với tâm tư con người và hình ảnh nhân vật chinh phụ đang khuất lấp, ẩn chìm đâu đó. Hai câu thơ sau bắt đầu hé mở tâm trạng so sánh. Người chinh phụ nhìn cảnh hoa nguyệt mà trạnh lòng bâng khuâng xót xa cho thân phận mình, tủi phận mình lẻ loi trước cảnh nguyệt hoa. Từ đây có thể nói tới những dự cảm về ý thức cá nhân của người chinh phụ và xa gần liên hệ tới quyền sống, quyền hưởng niềm vui, hạnh phúc lứa đôi giữa chốn nhân gian.
- Đoạn Truyện Kiều
- Dùng những từ ngữ có tính ước lệ : lên ngựa, chia bào, rừng phong, thu, màu quan san, dặm hồng, chinh an, khuất ngàn dâu xanh,…
- Dùng phép đối : người lên ngựa -kẻ chia bào, người về – kẻ đi, chiếc bóng năm canh -muôn dặm một mình, nửa in gối chiếc – nửa soi dặm trường.
- Dùng phép đổi cấu trúc câu : Vầng trăng ai xẻ làm đôi (so sánh: Ai xẻ vầng trăng làm đôi).
- Dùng phép tỉnh lược : nửa (vầng trăng) in gối chiếc, nửa (vầng trăng) soi dặm trường.
- Bài thơ Cảnh khuya
- Phép so sánh:
- Tiếng suối như tiếng hát xa: So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng với tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cảnh vật trở nên gần gũi, cần thiết.
- Cảnh khuya như vẽ: So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Bác
- Phép so sánh:
- Phép điệp ngữ:
- Lồng: tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo cho cảnh vật về đêm
- Chưa ngủ: thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.
Câu 2: Phân tích cách nguyễn Tuân sử dụng các biệnpháp tu từ qua đoạn trích sau đây
Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này. Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn ngào, liễm kết cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là một nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như cái trạng huống than thở của một cảnh ngộ vô tri âm…Nó là niềm vang dội quằn quại của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cữ cuối thu dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ cành. Nó là cái lê thê của nấm vô danh hiu hiu ngọn vàng so le. Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn khốn đốn của chỉ tơ con phím…
(Chùa Đàn)
- Nhân hóa: tiếng đàn hậm hực, nghẹn ngào: làm cho tiếng đàn trở nên giống tính cách của con người hơn.
- Điệp ngữ: tiếng đàn: nhấn mạnh, tạo ấn tượng về đối tượng cho người đọc người nghe.
- Liệt kê: nó là
Câu 3: Phân tích để làm rõ cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh của từng tác giả trong những câu, đoạn trích sau đây:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
(Hồ Chí Minh- Cảnh khuya)
Tiếng hát trong như tiếng ngọc tuyền.
(Thế Lữ- Tiếng gọi bên sông)
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
(Chế Lan Viên – Tiếng hát con tàu)
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
(Nguyễn Tuân- Người lái đò sông Đà)
- Câu thơ trong bài Cảnh khuya: lối so sánh của Bác thật kì lạ, tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người lại cảm nhận được độ trong của dòng chảy. Tiếng suối được Người so sánh với tiếng hát xa. Tiếng hát xa là thứ âm thanh rất đặc biệt, nó được hát lên giữa thời khắc tĩnh lặng của thiên nhiên và tâm hồn Bác. Như vậy, điều thú vị trong câu thơ này của Bác là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác
- Câu thơ của Thế Lữ
- Tác giả miêu tả tính chất của tiếng hát bằng hình ảnh nước ngọc tuyền. Hình ảnh so sánh này gợi cảm giác cổ xưa, nhấn mạnh được sự trong trẻo và sang trọng của tiếng hát.
- Đoạn thơ của Chế Lan Viên
- Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh ở mức độ cao, so sánh nhiều và so sánh liên tiếp.
- Hai câu thơ đầu, tác giả so sánh các hình ảnh của thiên nhiên(nai, cỏ, chim én) với thiên nhiên (suối, giêng hai, mùa) nhấn mạnh ý trở về với cội nguồn, hồi sinh, phát triển.
- Hai câu thơ sau, tác giả so sánh với con người: trẻ thơ được uống sữa, được đưa nôi.
- Đoạn văn của Nguyễn Tuân
- So sánh tiếng thác nước nghe như oán trách, van xin, khiêu khích; rống lên như một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu nổ lửa…:
- Nhân hóa: Tiếng nước oán trách, van xin, khiêu khíc, rống lên
- Gợi ra những liên tưởng độc đáo, sông Đà cũng như một sinh thể có tâm địa, bản tính hung bạo, âm thanh thác nước trên sông Đà gợi nhớ đến những trận động đất kinh hoàng thời tiền sử
Các em có thể tham khảo thêm
bài giảng Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân và Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo) để nắm vững hơn nội dung kiến thức bài học.
4. Hỏi đáp về bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân và Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.