YOMEDIA
NONE

Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh - Vũ Cao Phan - Ngữ văn 10 Tập 2 Cánh Diều


Dù là nội chiến hay những cuộc xâm lăng giành bờ cõi đều để lại những tổn thương nặng nề về vật chất và tinh thần của người dân vô tội. Các văn bản trong Bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn đã giúp các em có thêm kiến thức về những hậu quả mà chiến tranh phi nghĩa mang lại, HOC247 đã tổng hợp bài học Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh - Vũ Cao Phan thuộc sách Cánh Diều dưới đây nhằm giúp các em kiểm tra lại mức độ nắm vững kiến thức trong Bài 6Để từ đó có kế hoạch học tập hiệu quả hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh - Vũ Cao Phan

Đọc văn bản Ngày cuối cùng của chiến tranh - Vũ Cao Phan và hoàn thành những câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Câu chuyện xảy ra ở địa điểm nào?

A. Bên trong nhà thờ

B. Quanh nhà nguyện

C. Tên đài quan sát

D. Trong vườn cây

Trả lời: 

Chọn đáp án: A. Bên trong nhà thờ

Câu 2: Trong phần (1) chuyện gì làm đảo lộn công việc của các chiến sĩ?

A. Các ma xơ ngắn cản không cho các chiến sĩ vào ở cùng trong ngôi trường 

B. Binh nhất Ruân, con chiên xứ đảo gốc Hải Hậu đi tìm phòng cầu nguyện 

C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện

D. Tiểu đội trưởng Vinh đi kiểm tra rau dền, rau rệu quanh trường và gặp địch

Trả lời: 

Chọn đáp án: C. Mối nghi ngờ Giám đốc Cô nhi viện đã giấu ai đó vào trong nhà nguyện

Câu 3: Tình huống nào ở cuối truyện khiến ma xơ Giám đốc Cô nhi viện phải xuất hiện?

A. Bọn trẻ trong nhà nguyện khóc khi các chiến sĩ giải phóng đập cửa

B. Nhà nguyện, nơi giấu các em bé có thể trúng bom đạn máy bay

C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện

D. Khi nghe tin thành phố Sài Gòn đã được giải phóng 

Trả lời: 

Chọn đáp án: C. Khi nghe được lệnh phá khóa, gọi hàng người trốn trong nhà nguyện

Câu 4: Lí do quan trọng nhất khiến các ma xơ giấu “ba đứa trẻ lai” trong nhà nguyện là gì?

A. Bảo vệ những đứa trẻ Mỹ lai

B. Chăm sóc những trẻ em mồ côi

C. Lo sợ bị quân giải phóng trả thù

D. Tránh chiến tranh, bom đạn

Trả lời: 

Chọn đáp án: A. Bảo vệ những đứa trẻ Mỹ lai

Câu 5: Chi tiết nào trong phần kết thúc đã giải tỏa những lo lắng, nghi ngờ của bà Giám đốc cô nhi viện đối với các chiến sĩ Giải phóng?

A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện

B. Và bất ngờ đổ ụp dưới chân tôi, bà nấc lên

C. Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi

D. Người chiến sĩ nói: Lấy sữa trong ba lô pha cho các cháu mau đi!

Trả lời: 

Chọn đáp án: A. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện

Câu 6: Trong phần (1) những người lính Giải phóng và các ma xơ ở trong tình huống nào? Tình huống đó có vai trò như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện 

Trả lời: 

Trong phần (1) những người lính Giải phóng và các ma xơ ở trong tình huống nghi ngờ rằng ma xơ đang giấu một ai đó trong nhà nguyện. Tình huống này giúp câu chuyện trở nên li kì hấp dẫn hơn.

Câu 7: Tìm những chi tiết trong phần (2) của văn bản miêu tả tâm trạng của người lính Giải phóng trong đêm cuối cùng của chiến tranh.

Trả lời: 

- Tâm trạng của những người lính bồi hồi lạ thường, bức bối, đêm xuống nhưng không ai buồn ngủ.

Câu 8: Tìm những chi tiết miêu tả thái độ của ma xơ Giám đốc Cô nhi viện lúc được yêu cầu mở cửa nhà nguyện. Nêu nhận xét về nhân vật này.

Trả lời: 

- Bước chân run lẩy bẩy như khựng lại, đôi tay gầy guộc run lẩy rẩy lần tìm chiếc chìa khóa nhà nguyện.

- Thái độ sợ hãi, lo lắng như sắp mất một thứ gì đó quan trọng.

Câu 9: Nhận xét về phần kết thúc của truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh

Trả lời: 

Phần kết truyện vô cùng sâu sắc và đẩy tính nhân văn. Phần kết thể hiện sự cảm thương, trân trọng của người trung úy với ma xơ và lũ trẻ con lai. 

1.2. Hướng dẫn tự học

- Đọc sách, báo hoặc truy cập Internet để tìm hiểu và thu thập những thông tin cần thiết liên quan đến các văn bản đọc hiểu trong Bài 6; các bài giới thiệu, điểm sách, phê bình văn học có liên quan đến các tác giả, tác phẩm đã học.

- Tìm đọc thêm:

+ Một số truyện ngắn khác viết về đề tài chiến tranh.

+ Một số chương khác của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí Tam quốc diễn nghĩa.

- Lưu ý trong và sau khi đọc:

+ Ghi lại những cảm xúc, điều tâm đắc, thích thú, băn khoăn, điều chưa hiểu,... trong lúc đọc.

+ Tóm tắt tác phẩm, đưa ra các phân tích, đánh giá về hình thức và nội dung của tác phẩm sau khi đọc.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về hậu quả của chiến tranh.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu thông tin về hậu quả của chiến tranh trên sách báo, internet

- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hậu quả của chiến tranh, có thể tham khảo các ý chính sau:

+ Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ

+ Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ

+ Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng

+ ...

Lời giải chi tiết:

Chiến tranh chẳng đem lại lợi ích gì cho nhân dân ngoài đau khổ, chết chóc và tang hoang. Nhà cửa bị phá hủy. Người chết. Đất đai đầy dấu vết bom đạn. Khắp nơi là những quả bom, mìn còn sót lại, sẵn sàng nổ và cướp đi sinh mạng của những người còn sống bất kỳ lúc nào. Chiến tranh làm nền kinh tế kiệt quệ, giáo dục trì trệ và đình đốn, sản xuất thì cầm chừng hay không còn khả năng sản xuất, gia đình li tán. Những nỗi đau do chiến tranh còn ám ảnh dai dẳng, không chỉ những người sống trong thời kì đó mà còn ám ảnh cả thế hệ sau đó. Những người mất thân nhân từ năm 1945 đến giờ vẫn chẳng tìm được. Những liệt sĩ hy sinh đến giờ vẫn chẳng rõ tung tích bia mộ nằm đâu. Những người mất tích thì mãi chẳng có gì cho người thân họ biết rằng còn sống hay đã chết... Chiến tranh là đau khổ, nhưng nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy. Chính điều đó đã làm nên một nước Việt Nam tự hào vì không khuất phục kẻ thù xâm lược, làm nên một Liên Xô chiến thắng phát xít, làm nên một Israel độc lập kiên cường, làm nên một Ba Lan không bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Chiến tranh có thể tàn khốc, có thể đau thương nhưng khi cần thiết, chúng ta không bao giờ trốn chạy chiến tranh mà luôn đương đầu với chúng.

Lời kết

- Học xong bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh - Vũ Cao Phan, các em cần:

+ Hiểu được ý nghĩa của văn bản

+ Vận dụng kiến thức để phân tích các tác phẩm thể loại truyện ngắn tương tự

Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Ngày cuối cùng của chiến tranh - Vũ Cao Phan Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF