YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 54 - Ngữ văn 10 Tập 2 Cánh Diều


Để bổ sung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu, người ta thường sử dụng biện pháp tu từ chêm xen. Bài học Thực hành tiếng Việt trang 54 thuộc sách Cánh Diều được HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen. Đồng thời, áp dụng vào giải các bài tập cụ thể và tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm biện pháp tu từ chêm xen

- Chêm xen là biện pháp tu từ, theo đó, tác giả xen thêm một thành phần biệt lập ngay sau bộ phận thể hiện thông tin chính trong câu.

- Bộ phận chêm xen thường được tách biệt bằng các dấu phẩy, dấu gạch ngang hay dấu ngoặc đơn.

1.2. Tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen

- Biện pháp tu từ chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa hoặc gia tăng tính hình tượng, sắc thái biểu cảm cho câu.

Ví dụ:

Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích 

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích 

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)

(Giang Nam)

Tác dụng của biện pháp chêm xen trong đoạn thơ của Giang Nam: thành phần chêm xen (có ai ngờ) bổ sung thêm về thái độ bất ngờ của tác giả trước sự việc cô bé nhà bên mới ngày nào còn là một cô bé con nay đã là một cô du kích. Thành phần chêm xen (thương thương quá đi thôi) là tình cảm trìu mến của tác giả dành cho cô bé nhà bên.

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy viết một đoạn văn trong đó có sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học để lên ý tưởng về phép chêm xen và viết đoạn văn.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mẫu 1:

Tình nghĩa thầy trò là một thứ tình cảm hết sức thiêng liêng. Những người thầy, người cô đã dám hi sinh một cuộc sống sung để theo đuổi việc "đưa đò" cho "người khách" đến được bến bờ tương lai đi xây dựng đất nước. Thầy cô luôn không cần biết rằng liệu những "người khách" ấy có nhớ đến mình hay không. Thầy cô như những người cha người mẹ thứ hai dạy những đứa con yêu của mình bài học làm người, biết đứng lên khi vấp ngã và đối đầu với thử thách. Thầy cô như những ngọn hải đăng soi sáng cho biết bao thế hệ học sinh giữa biển khơi tri thức. Thầy cô, những người cha người mẹ thứ hai đã cống hiến thầm lặng để chúng ta nên người. Ôi! Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô trách phạt là một con dao cứa vào tim. Đau xót biết chừng nào! Ẩn sau mỗi nụ cười khi thấy chúng em đạt thành tích xuất sắc là niềm hạnh phúc khôn cùng. Thầy cô luôn là người dõi theo chúng ta từ phía sau mà chẳng mong chờ chúng ta ngoái đầu nhìn lại. sinh nên người. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải biết tôn trọng, yêu thương, kính mến thầy cô giáo. Và hơn hết, ta phải cố gắng học thật giỏi để mãi xứng đáng là học trò của thầy cô. 

- Phép tu từ chêm xen trong đoạn văn: những người cha người mẹ thứ hai.

- Tác dụng: nhấn mạnh công lao to lớn của thầy cô.

Đoạn văn mẫu 2:

Tố Hữu, lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ đã nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong những năm kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc – mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, nơi có những người dân hồn hậu và chất phác. Bài thơ đã để lại nhiều tình cảm về thiên nhiên và con người các tỉnh miền núi phía Bắc trong lòng người đọc.

- Phép tu từ chêm xen trong đoạn văn: 

+ lá cờ đầu trong dòng văn học cách mạng đã sáng tác bài thơ Việt Bắc.

+ mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc, đã nuôi dưỡng những người chiến sĩ cách mạng, nơi có những người dân hồn hậu và chất phác.

- Tác dụng: cung cấp thêm thông tin về nhà thơ Tố Hữu địa danh Việt Bắc.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 54, các em cần nắm:

+ Khái niệm biện pháp tu từ chêm xen

+ Tác dụng của phép tu từ chêm xen

+ Vận dụng vào giải bài tập và viết đoạn văn

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 54 nhằm giúp các em có thêm kiến thức bổ ích về các phân loại và nêu tác dụng các biện pháp tu từ liệt kê. Đồng thời áp dụng linh hoạt vào quá trình viết văn của mình. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 54 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF