YOMEDIA
NONE

Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều


Các tác phẩm ở Bài 4: Văn bản thông tin đã giúp các em có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các lễ hội và bản sắc văn hóa của nhiều vùng miền khác nhau, HOC247 đã tổng hợp bài học Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok thuộc sách Cánh Diều dưới đây nhằm giúp các em kiểm tra lại mức độ nắm vững kiến thức trong Bài 4Để từ đó có kế hoạch học tập hiệu quả hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok

Đọc văn bản Lễ hội Ok Om Bok và hoàn thành những câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?

A. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng

B. Vì hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay

C. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội

D. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội

Câu 2: Vì sao người Khmer ở Sóc Trăng lại làm lễ vật cúng Mặt Trăng vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm?

A. Vì người Khmer ở Sóc Trăng coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng

B. Vì đấy là khoảng thời gian mà người Khmer ở Sóc Trăng nhàn nhã nhất

C. Vì đó là những ngày cuối mùa khô, tiện cho việc thu hoạch các loại hoa màu

D. Vì đây là lúc thu hoạch lúa nếp và đủ các loại hoa màu để làm lễ vật cúng

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Vì đây là lúc thu hoạch lúa nếp và đủ các loại hoa màu để làm lễ vật cúng

Câu 3: Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn

B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn

C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí

D. Văn bản thể hiện rõ hơn nét văn hoả của người dân ở Sóc Trăng

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn

Câu 4: Những thông tin nào ở cột B đúng với nội dung được nêu ở cột A?

Trả lời:

Đáp án đúng là: a, b, c, d, e, g, i

Câu 5: Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?

Trả lời:

- Đề tài của văn bản: lễ hội

- Yếu tố dựa vào để nhận biết: nhan đề của văn bản và nội dung của tác phẩm.

Câu 6: Các dòng in đậm ngay dưới nhan đề văn bản được gọi là gì? Hãy chỉ ra tác dụng của những dòng này trong văn bản.

Trả lời:

- Các dòng in đậm dưới nhan đều văn bản được gọi là phần mở đầu (sa pô) của tác phẩm

- Tác dụng: khái quát chung của văn bản, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về tác phẩm trước khi bước vào tìm hiểu kĩ tác phẩm.

Câu 7: Viết đoạn văn (khoảng 3 – 4 dòng) để trả lời câu hỏi: Lễ hội Ok Om Bok là gi?

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội truyền thống lớn hàng năm của người dân tộc Khmer vùng Nam Bộ. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ đặc sắc, độc đáo thể hiện tín ngưỡng thờ tụng đặc trưng của người dân Khmer. Đồng thời, trong lễ hội còn diễn ra các hoạt động văn hóa rất độc đáo nhưu hội đua ghe ngo rất được người dân mong đợi.

Câu 8: Em nhận ra những thông tin nào của nội dung văn bản trong hình ảnh minh hoạ ở phần mở đầu?

Trả lời:

Em nhận ra những thông tin của nội dung văn bản trong hình ảnh minh họa ở phần đầu là:

- Hình ảnh lễ hội đông vui, nhộn nhịp với nhiều hoạt động giải trí phong phú, đa dạng

- Hội đua ghe – một trong những hoạt động được người dân mong chờ nhất.

Câu 9: Tìm những câu văn cho thấy nhận xét và quan điểm của người tạo lập văn bản này.

Trả lời:

 Những câu văn cho thấy nhận xét và quan điểm của người tạo lập văn bản này:

- Cùng xong, mọi người quây quần cùng thụ lộc các đồ cúng để hưởng phúc, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya.

- Lễ hội chính là dịp tăng cường mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương tươi đẹp.

- Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thủy ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hóa, phát triển xã hội.

Câu 10: Từ văn bản trên, em suy nghĩ gì về ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam?

Trả lời:

Lễ hội luôn được coi là một món ăn tinh thần, một hoạt động sinh hoạt văn hóa phổ biến của mỗi vùng miền. Bởi đó là lúc người dân tụ tập lại với nhau, cùng vui chơi, chuẩn bị, tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống, có những giây phút vui vẻ, gắn kết tình cảm cộng đồng giữa người với người. Chính vì lí do đó, các lễ hội vẫn luôn hiện hữu trong đời sống của mỗi làng quê, thôn xóm, mang đậm hương vị quê hương đặc trưng khiến người dân đi xa đều nhớ đến.

1.2. Hướng dẫn tự học

- Tìm đọc mở rộng các văn bản thông tin về văn hoá, lễ hội trên báo, tạp chí hoặc Internet.

- Tự giả định các tình huống cần thuyết phục tổ chức, cá nhân chấp nhận quan điểm, năng lực của chính mình để có thể tham gia vào các hoạt động của tập thể, cộng đồng; từ đó, viết và thuyết trình về bản thân.

- Tham khảo các sách, tài liệu hướng dẫn kĩ năng viết bài luận xin học bổng, viết nội quy, bản hướng dẫn nơi công cộng cũng như kĩ năng thuyết trình để rèn luyện, nâng cao năng lực giao tiếp ngôn ngữ của bản thân.

- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng học được từ bài học vào việc tham gia tổ chức các hoạt động văn hoá ở trường và địa phương nơi em sinh sống.

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn trình bày vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống.

Hướng dẫn giải:

- Vận dụng kiến thức bản thân và tư liệu sách báo, internet về vai trò của thế hệ trẻ trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống

- Có thể tham khảo các ý chính sau:

Các lễ hội truyền thống chính là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc

+ Mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa

+ Người trẻ cần ý thức được sự bảo tồn và phát triển của những lễ hội truyền thống

+ ...

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn mẫu số 1

Các lễ hội truyền thống chính là một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần tạo nên một phần giá trị vô giá chứa đựng những hồn cốt, tinh hoa của một quốc gia. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, thế hệ trẻ cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những lễ hội truyền thống. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó giới trẻ sẽ yêu và càng thêm trân trọng nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của từng lễ hội. Mỗi lễ hội của Việt Nam đều gắn với một ý nghĩa đặc biệt của đất nước mà chúng ta cần hiểu biết để có niềm tự hào về chúng. Như lễ hội làng Phù Đổng ra đời nhằm tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng có công với dân tộc ta trong thời vua Hùng. Thứ hai, người trẻ cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa đến từ những lễ hội. Chúng ta có thể tích cực tham gia lễ hội ở địa phương mình cũng như đọc thêm tài liệu về lễ hội truyền thống ở các nơi khác. Cuối cùng, người trẻ cần ý thức được sự bảo tồn và phát triển của những lễ hội truyền thống. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những nét đẹp lễ hội của mình tuyệt vời ấy đi khắp thế giới. Nhờ có vậy, những bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu. Trên thực tế, bên cạnh những việc làm thể hiện cho sự bảo tồn các giá trị lễ hội vô cùng tích cực thì không khó gì để nhận thấy sự xâm hại, thất truyền và biến chất của những giá trị tốt đẹp ấy. Tóm lại, những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đến từ những lễ hội truyền thống cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.

Đoạn văn mẫu số 2

Để đứng vững và phát triển xuyên suốt quá trình dựng nước và giữ nước, bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mỗi một quốc gia đều phải coi trọng việc gìn giữ lễ hội truyền thống . Vai trò, ý nghĩa to lớn của lễ hội truyền thống đối với sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của mỗi một dân tộc đã đặt ra vấn đề về vai trò của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đối với việc gìn giữ lễ hội truyền thống .Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc.Lễ hội phản ánh những sinh hoạt, những khát vọng cùng tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống; đồng thời, thông qua lễ hội: trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ của nhân dân được tỏa sáng.Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn lễ hội truyền thống dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống ở cả vật chất cũng như tinh thần; và đề cao những giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài qua sự thần tượng, sính ngoại vượt ngưỡng cho phép.Những hành động đó đã vô tình tác động xấu đến việc duy trì, phát huy nền văn hóa dân tộc.Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà Thế hệ trẻ cần ý thức được vai trò, ý nghĩa của bản sắc dân tộc để nâng cao tinh thần gìn giữ những giá trị tốt đẹp này. Đồng thời, cần rèn luyện lối sống, những hành động tích cực phù hợp với những truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, bảo lưu, phát huy những giá trị riêng đậm đà bản sắc dân tộc.Bây giờ,giới trẻ hiện nay cần phải cố gắng Phục hồi những trò chơi dân gian truyền thống, coi trọng tính đặc thù, độc đáo của mỗi loại hình lễ hội, tránh cào bằng đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán trong hoạt động và sinh hoạt lễ hội. Khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi vùng, miền.

Lời kết

- Học xong bài Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok, các em cần nắm:

+ Nắm được khái niệm, đặc điểm của thể loại văn nghị luận

+ Hiểu được ý nghĩa của lễ hội Ok Om Bok

+ Vận dụng kiến thức để phân tích đặc điểm các văn bản nghị luận cụ thể

Hỏi đáp bài Tự đánh giá: Lễ hội Ok Om Bok Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF