Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Tựa "Trích diễm thi tập" để hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Mong rằng bài giảng sẽ đem đến cho các em những kiến thức hay và thú vị, chúc các em có thêm một bài học hay.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Hoàng Đức Lương chưa rõ năm sinh năm mất
- Quê gốc: Cửu Cao, Vân Giang, Hưng Yên. Sau chuyển đến làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội.
- Ông đỗ tiến sĩ năm 1478 và hoàn thành Trích diễm thi tập năm 1497
b. Tác phẩm
- Xuất xứ:
- Trích diễm thi tập (trích: tuyển, diễm thi: thơ hay). Tác phẩm chính là tuyển tập những bài thơ hay, gồm 6 quyển của Hoàng Đức Lương sưu tầm và tuyển chọn từ đời Trần đến đầu đời Lê
- Bài tựa trình bày lí do ra đời và quá trình hình thành của Trích Diễm thi tập
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1: (Từ đầu đến .. "rách nát tan tành"): Những nguyên nhân khiến thơ văn không lưu truyền đầy đủ
- Phần 2: (Còn lại): Niềm tự hào, ý thức trách nhiệm của tác giả đối với nền thơ ca dân tộc
- Chủ đề: Thể hiện tấm lòng trân trọng của tác giả đối với vốn di sản văn hóa dân tộc
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Nguyên nhân khiến thơ văn Việt Nam không được truyền lại đầy đủ
- Chỉ có nhà văn, nhà thơ mới cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của thơ ca → khả năng thẩm định, cảm thụ
- Những người có năng lực thì bận rộn công việc, ít để ý đến → đặc điểm công việc sưu tầm
- Có người quan tâm đến thơ ca nhưng không đủ năng lực và kiên trì → năng lực người sưu tầm
- Chế độ kiểm duyệt thời xưa
- Ngoài ra, còn có lý do chiến tranh, thời gian làm mai một, hủy hoại nhiều văn bản.
⇒ Lập luận chặt chẽ, bao quát toàn diện, sử dụng biện pháp so sánh, câu hỏi tu từ… ⇒ gợi khả năng biểu cảm.
b. Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả qua công việc sưu tầm
- Công việc sưu tầm
- Tìm quanh, hỏi khắp "nhặt nhạnh ở giấy tàn", "hỏi quanh khắp nơi"
- Thu lượm thơ của các quan lại trong triều
- Sau đó là phân loại, chia quyển, đặt tên, chia thành 6 quyển, thêm phần phụ chú do chính ông viết vào cuối mỗi quyển
→ việc làm vô cùng khó khăn, thể hiện ý thức trách nhiệm cao.
⇒ Lời văn thấm đẫm cảm xúc như lời bộc bạch, tâm sự.
- Cảm xúc của tác giả
- Xót xa, trăn trở trước cảnh thiếu vắng sách vở tra cứu
- Đau xót khi nghĩ đến di sản thơ văn không được lưu giữ
→ Từ ngữ: than thở, than ôi, thương xót lắm sao
⇒ Sự tự hào, trân trọng nền văn hiến dân tộc; có ý thức tự chủ, tự cường trong văn học; có ý thức trách nhiệm cao đối với di sản văn hóa cha ông của của Hoàng Đức Lương. Trích diễm thi tập thể hiện ý thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, niềm tự hào về nền văn hiến.
Bài tập minh họa
Ví dụ
Đề: Trước Hoàng Đức Lương đã có tác phẩm nào đề cập tới nền văn hiến của dân tộc? Điều đó có ý nghĩa gì?
Gợi ý làm bài
- Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
- Trong Đại cáo bình Ngô Nguyễn Trãi đã nhắn tới nền văn hiến của nước Đại Việt
- Trích diễm thi tập được biên soạn với ý thức khẳng định tầm vóc đáng tự hào của văn hiến nước ta
- Cả hai văn bản đều xuất hiện ở thế kí 15, đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc và niềm tự hào về nền văn hiến nước nhà của nhân dân Đại Việt
3. Soạn bài Trích diễm thi tập
Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương là một bài văn được đặt ở đầu tác phẩm tuyển tập những bài thơ hay. Đây là một văn bản cho người đọc thấy được tấm lòng trân trọng, tự hào của tác giả đối với di sản văn hóa do cha ông ta để lại. Để hiểu hơn về tác phẩm này, các em có thể tham khảo thêm: Bài soạn Trích diễm thi tập.
4. Một số bài văn mẫu văn bản Trích diễm thi tập
Để nắm vững hơn nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247