Học 247 mời các em tham khảo bài giảng đọc thêm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia để chuẩn bị cho quá trình tự học của các em được tốt hơn. Hi vọng, các em sẽ thu nhặt được nhiều kiến thức thú vị và bổ ích từ bài giảng.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Thân Nhân Trung (1418 - 1499), tự là Hậu Phủ, người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
- Ông đỗ Tiến sĩ năm 1469, là người nổi tiếng văn chương trong hội Tao đàn thời Hậu Lê, được Lê Thánh Tông tin dùng.
b. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
- Từ năm 1943, Triều Lê đặt ra lệ xướng danh, ban áo mũ, cấp ngựa, ăn yến, vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao nhằm khuyến khích nhân tài, phát triển giáo dục.
- Năm 1484 thời Hồng Đức,Thân Nhân Trung đó soạn bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba, khắc trên bia tiến sĩ ở văn Miếu.
- Thể loại:
- Văn bia: Là loại văn khắc trên bia đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc tên tuổi những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
- Bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu → "…làm đến mức cao nhất": Vai trò quan trọng của hiền tài đối với quốc gia
- Đoạn 2: Còn lại: Ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền tài.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Thể hiện quan niệm và thái độ đối với hiền tài
- Tác giả nêu lên quan niệm về người hiền tài và tầm quan trọng của hiền tài đối với đất nước
- Hiền tài là người học rộng, tài cao, có đạo đức
- Nguyên khí là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật
- Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước
- Vì nhận thức rõ điều đó nên triều đình đã thực thi chính sách trọng hiền tài: Đặt lễ xướng danh, ban mũ áo, đãi yến, làm lễ vinh quy bái tổ cho người đỗ đạt cao
- Song "ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ" cho nên nhà vua cho khắc bia tiến sĩ đặt ở Văn Miếu để khích lệ "kẻ sĩ" rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua, "ra sức báo đáp" sự đề cao rất mực của triều đình.
b. Tác dụng của việc dựng bia
- Khuyến khích nhân tài "khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua"
- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác, "kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà cố gắng"
- Làm cho đất nước hưng thịnh, vững bền dài lâu "dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước"
2. Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên có tên là Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba. Đây là một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu Hà Nội, do Tiến sĩ Thân Nhân Trung viết năm 1484 thời Hồng Đức. Để nắm được những nội dung cần đạt, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:
Bài soạn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
3. Một số bài văn mẫu về văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Để hiểu hơn về nội dung văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247