YOMEDIA
NONE

Soạn bài Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương - Ngữ văn 10

Bài soạn dưới đây sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi trong SGK, có thêm những gợi ý hay cho bài học trước khi đến lớp. Hi vọng bài soạn Tựa "Trích diễm thi tập"  sẽ mang đến cho các em những kiến thức thú vị và một tiết tích cực trên lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Những nguyên nhân làm cho thơ văn lưu truyền bị thất lạc
  • Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của tác giả qua công việc sưu tầm thơ văn
    • Quá trình, cách thức biên soạn
    • Thái độ, tâm sự của Hoàng Đức Lương

1.2. Nghệ thuật

  • Lập luận chặt chẽ
  • Tính biểu cảm (trữ tình) hòa quyện trong chất nghị luận.

2. Soạn bài Trích diễm thi tập chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đến ngày sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.

  • Theo Nguyễn Đức Lương những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đến ngày sau:
    • Chỉ có những thi nhân, nho sĩ mới có thể thấy hết được cái hay, cảm nhận được cái đẹp của thi ca.
    • Những người có học thường vì bận công việc mà ít quan tâm đến thi ca.
    • Những người có sự quan tâm đến thi ca thì năng lực kém, không thể cảm thụ hết những cái hay của nó, hoặc không đủ kiên trì và quyết tâm.
    • Chủ trương, chính sách phát hành, in ấn sách của nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế.
    • Thời gian làm cho sách mai một, cũ rách.
    • Khói lửa chiến tranh cũng làm mất đi nhiều tác phẩm thi ca.
  • Nghệ thuật lập luận của tác giả:
    • Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp,…
    • Phương pháp lập luận quy nạp.
    • Dùng câu hỏi tu từ.

⇒ Lập luận chặt chẽ, chất trữ tình hòa quyện vào chất nghị luận. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết.

Câu 2: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?

  • Tìm quanh, hỏi khắp: thu thập, sưu tầm.
  • Chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại.
  • Đưa thêm các tác phẩm của mình vào cuối tác phẩm.

Câu 3: Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Anh (chị) có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông.

  • Điều thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn:
    • Niềm tự hào văn hiến dân tộc.
    • Ý thức trách nhiệm trước di sản bị thất lạc của cha ông.
    • Tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự cường trong văn học.
    • Ý muốn lưu truyền văn hóa cho đời sau nghiên cứu, giữ gìn.

⇒ Đây là công việc khó khăn, một việc làm đáng khâm phục, trân trọng.

Câu 4: Anh (chị) cho biết, trước Trích diễm thi tập đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc.

  • Trước Trích diễm thi tập đã có Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nói về văn hiến dân tộc:

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đến ngày sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.

  • Theo Hoàng Đức Lương những nguyên nhân khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đến ngày sau: 
    • Chỉ có những thi nhân, những nho sĩ mới có thể thấy hết được cái hay, cảm nhận được cái đẹp của thi ca.
    • Những người có học lại thường ít quan tâm đến thi ca.
    • Những người có sự quan tâm đến thi ca thì năng lực kém, không thể cảm thụ hết những cái hay của nó, nhiều người thì không đủ kiên trì, quyết tâm.
    • Chủ trương, chính sách phát hành và in ấn của nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế.
    • Thời gian làm cho sách mở mai một, cũ rách
    • Khói lửa chiến tranh cũng làm mất đi nhiều tác phẩm thi ca.
  • Nghệ thuật lập luận của tác giả:
    • Nghệ thuật liên tưởng, so sánh thơ văn như khoái trá, gấm vóc, sắc đẹp ngoài sắc đẹp...
    • Phương pháp lập luận quy nạp.
    • Dùng câu hỏi tu từ: làm sao giữ mãi... được mà không...

→ Lập luận chặt chẽ, chất trữ tình hoà quyện vào chất nghị luận. Tác giả trình bày luận điểm một cách rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết. 

Câu 2: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiền nhân?

  • Hoàng Đức Lương đã sưu tầm thơ văn của tiền nhân:
    • Thực trạng tình hình sách vở về thơ ca Việt Nam rất hiếm''không khảo cứu vào đâu được". Người học làm thơ như Hoàng Đức Lương "chỉ trông vào thơ bách gia đời nhà Đường".
    • Nhu cầu bức thiết phải biên soạn sách “Trích diễm thi tập ” bởi vì "một nước văn hiến, xây dựng đã mấy trăm năm, chẳng lẽ không có quyển sách nào có thể làm căn bản"
    • Quá trình: Để hoàn thành "Trích diễm thi tập", Hoàng Đức Lương đã phải:
      • "Tìm quanh hỏi khắp" để sưu tầm thơ ca của những người đi trước. Tác giả phải "thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều".
      • Sau đó là công việc biên soạn "chọn lấy bài hay" rồi "chia xếp theo từng loại". Tác giả đặt tên sách là Trích diễm, gồm 6 quyển.

→ Đây là công việc đòi hỏi tốn nhiều thời gian, công sức, người không tâm huyết sẽ không thể làm được.

Câu 3: Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Anh (chị) có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông.

  • Động cơ khiến tác giả biên soạn “Trích diễm thi tập” là:
    • Niềm đam mê với cái đẹp, với những giá trị của thi ca.
    • Ý thức trách nhiệm với việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị của dân tộc.
    • Xót xa trước thực trạng thất truyền của những tác phẩm thi ca hay, thấm đượm những giá trị, hồn cốt của dân tộc.
  • Cảm nghĩ:
    • Đó là một công việc hết sức khó khăn, gặp nhiều trở ngại.
    • Công việc đó thể hiện ý thức trách nhiệm rất cao trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc.
    • Công việc đó có ý nghĩa lớn lao về mặt tinh thần và đáng được trân trọng.

Câu 4: Anh (chị) cho biết, trước Trích diễm thi tập đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc.

  • Trước Hoàng Đức Lương, trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi cũng đã từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc

"Như nước Đại Việt ta từ trước  

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ”...

3. Soạn bài Trích diễm thi tập chương trình nâng cao

Câu 1: Tác giả cho biết có mấy lí do khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời? Hãy đặt tên cho từng lí do. Trên cơ sở đã đặt tên, anh (chị) hãy lập dàn ý về luận điểm của Hoàng Đức Lương: Vì sao thơ văn không lưu truyền hết ở đời?

  • Theo Hoàng Đức Lương có những nguyên nhân: 
    • Chỉ có những thi nhân, những nho sĩ mới có thể thấy hết được cái hay, cảm nhận được cái đẹp của thi ca.
    • Những người có học lại thường ít quan tâm đến thi ca.
    • Những người có sự quan tâm đến thi ca thì năng lực kém, không thể cảm thụ hết những cái hay của nó, nhiều người thì không đủ kiên trì, quyết tâm.
    • Chủ trương, chính sách phát hành và in ấn của nhà nước còn bộc lộ nhiều hạn chế.
    • Thời gian làm cho sách mở mai một, cũ rách
    • Khói lửa chiến tranh cũng làm mất đi nhiều tác phẩm thi ca.

Câu 2: Đọc đoạn văn từ “Vì bốn lí do kể trên…” đến “…mà không rách nát tan tành”. Theo anh (chị), đây có phải là lí do thứ năm khiến thơ văn không được lưu truyền hết ở đời không? Nếu phải, hãy đặt cho đoạn này một tên gọi.

  • Đây đúng là lí do thứ năm khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời: thời gian và chiến tranh đã hủy hoại sách.

Câu 3: Hãy cho biết vì sao Hoàng Đức Lương phải sưu tầm, tuyển chọn thơ ca dân tộc để soạn Trích diễm thi tập. Để hoàn thành tác phẩm, tác giả đã phải làm những công việc gì? Thái độ khiêm tốn của tác giả thể hiện ở những lời lẽ nào trong bài tựa?

  • Hoàng Đức Lương phải sưu tầm, tuyển chọn thơ ca dân tộc để soạn Trích diễm thi tập là vì:
    • Niềm tự hào văn hiến dân tộc.
    • Ý thức trách nhiệm trước di sản bị thất lạc của cha ông.
    • Tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự cường trong văn học.
    • Ý muốn lưu truyền văn hóa cho đời sau nghiên cứu, giữ gìn.
  • Để hoàn thành tác phẩm, tác giả đã làm những công việc:
    • Tìm quanh, hỏi khắp: thu thập, sưu tầm.
    • Chọn lấy bài hay, chia xếp theo từng loại.
    • Đưa thêm các tác phẩm của mình vào cuối tác phẩm.
  • Thái độ khiêm tốn của tác giả thể hiện ở những lời lẽ trong bài:
    • Tôi không tự lượng sức mình, muốn sửa lại điều lối cũ…mà tài hèn sức mọn.
    • Ở cuối các quyển ấy, mạn phép phụ thêm những bài vụng về do tôi viết, cốt để làm sách trong gia đình. Rồi những người thích bình phẩm thơ ca sẽ đem truyền rộng may ra tránh được lời chê trách của người đời sau, chẳng khác gì hiện nay ta chê trách người xưa vậy.

Câu 4: Phân tích nghệ thuật lập luận kết hợp với biểu cảm của tác giả trong bài tựa.

  • Đan xen với các ý đã được xếp đặt một cách mạch lạc là những câu, những từ giàu sắc thái biểu cảm. Khi trình bày động cơ biên soạn Trích diễm thi tập, tác giả đã trực tiếp bày tỏ nỗi đau xót trước thực trạng thơ ca của dân tộc, cảm thấy lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương.
  • Nghệ thuật biểu cảm của Hoàng Đức Lương không chỉ được thể hiện trong những câu cảm thán trực tiếp mà còn ở các hình ảnh giàu sức gợi tả như giấy tàn, vách nát, ở cách so sánh Đối với thơ văn, cổ nhân ví như khoái chá, ví như gấm vóc...hay ở những câu hỏi tu từ.

4. Hướng dẫn luyện tập

Tìm các dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc (Gợi ý: đọc lại phần một của tác phẩm Đại cáo bình Ngô)

Gợi ý trả lời

  • Ngoài bài tựa của Trần Đức Lương, bài Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, còn nhiều tác phẩm của các tác giả khác như:
    • Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt (mặc dù chỉ là gián tiếp)
    • Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu
    • Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên
    • Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Bài kí đề danh bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung

→ Đó là những dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn. nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc.

5. Một số bài văn mẫu về văn bản Trích diễm thi tập

Để cảm nhận đầy đủ về văn bản Trích diễm thi tập, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF