YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 90 - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ không chỉ giúp cung cấp thông tin trực quan, sinh động mà còn làm cho người đọc dễ tiếp nhận các thông tin từ văn bản hơn. Bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 90 thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em nhận diện và nắm các yêu cầu khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ. Từ đó, áp dụng vào giải các bài tập cụ thể và tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Phương tiện phi ngôn ngữ

- Phương tiện  giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp.

- Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.

1.2. Yêu cầu khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu:

- Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,…liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.

- Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.

- Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.

- Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,…trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).

Bài tập minh họa

Bài tập: Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin có tác dụng như thế nào? Sử dụng bằng chứng từ các văn bản mà bạn đã đọc để làm rõ thêm ý kiến của mình.

Hướng dẫn giải:

- Đọc lại những văn bản thông tin đã học.

- Chú ý những phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

- Việc sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin giúp cụ thể hóa những lời thuyết minh trong văn bản. Từ đó, người đọc sẽ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất.

- Bằng chứng: Trong văn bản Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, tác giả sử dụng các hình ảnh về tranh Đông Hồ để giúp người đọc hình dung ra hình dáng, đề tài, màu sắc chủ yếu sử dụng trong các tác phẩm. Kết hợp thông tin từ văn bản để người đọc dễ hình dung và tiếp nhận thông tin dễ dàng hơn.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 90, các em cần nắm:

+ Khái quát về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

+ Nắm được các yêu cầu khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

+ Vận dụng giải bài tập và tạo lập văn bản về phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 90 sẽ giúp các em nắm được các yêu cầu khi sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, qua đó vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 90 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF