YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng của La Quán Trung - Ngữ văn 10

Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Tào Tháo uống rượu luận anh hùng dưới đây. Mong rằng bài soạn sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, có những kiến thức nền tảng vững vàng trước khi đến lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Tính cách của Lưu Bị
  • Tính cách của Tào Tháo

1.2. Nghệ thuật

  • Tạo tình huống kheo léo

  • Chi tiết đắt giá
  • Xây dựng nhân vật điển hình
  • Khắc họa tính cách nhân vật qua cử chỉ nhân vật, dáng điệu, lời nói...

2. Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng chương trình chuẩn

Câu 1: Phân tích tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ Tào Tháo.

  • Sợ Tào Tháo nghi ngờ sẽ tìm cách cản trở hoặc hãm hại.
  • Cố giấu tư tưởng, tình cảm thật của mình.
  • Các câu nói và hành động thật khớp, thật phù hợp với hoàn cảnh không để Tào Tháo nghi ngờ

→ Lưu Bị là người trầm tĩnh, khôn ngoan, khéo che đậy tâm trạng, tình cảm thật của mình trước kẻ thù, kiên trì, nhẫn nại thực hiện chí lớn phò vua giúp nước. Đó là tính cách của một anh hùng lí tưởng của nhân dân Trung Hoa cổ đại, một vị vua tương lai.

Câu 2: Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, anh (chị) hiểu gì về tính cách của nhân vật này?

  • Qua cách đối xử của Tào Tháo với Lưu Bị và cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất, ta thấy:
  • Tào Tháo đã chứng tỏ rất rõ sự kiêu căng, ngạo mạn của mình. Không những một tay gạt đi tất cả các anh hùng trong thiên hạ, Tào Tháo còn tự cao tự đại đắc ý tự cho mình là anh hùng và ngầm ý xếp trên Lưu Bị.
  • Qua cách ứng xử của Tào Tháo, có thể thấy, Tháo là một kẻ gian hùng (đa nghi, nham hiểm và tàn bạo). Song cũng phải nhận thấy rằng, Tào Tháo còn là một người rất thông minh, cơ trí và ngoan cường. Dường như càng thông minh bao nhiêu, Tào Tháo càng đa nghi bấy nhiêu; càng cơ trí bao nhiêu thì càng nham hiểm bấy nhiêu; càng ngoan cường bao nhiêu thì càng tàn bạo bấy nhiêu. Tính cách của Tào Tháo là sự hợp bởi cái uy hùng và cái gian hùng.

Câu 3: Phân tích những điểm khác nhau về tính cách của giữa Lưu Bị và Tào Tháo

  • Phân tích những điểm khác nhau về tính cách của giữa Lưu Bị và Tào Tháo:
    • Tào tháo (gian hùng)
      • Đang có quyền thế, có đất, có quân, đang thắng, lợi dụng vua Hán để khống chế chư hầu
      • Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu mình, hiểu người.
      • Chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.
      • Bị Lưu Bị lừa, qua mặt một cách khôn ngoan, nhẹ nhàng.
    • Lưu Bị (anh hùng)
      • Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.
      • Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo.
      • Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình.

Câu 4: Vì sao cách kể chuyện trong đoạn văn lại hấp dẫn người đọc

  • Cách kể chuyện trong đoạn văn hấp dẫn người đọc vì:
    • Tạo hoàn cảnh, tình huống rất khéo, rất tự nhiên: mơ chín, uống rượu, bàn luận về các anh hùng trong thiên hạ.
    • Nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện giữa hai người.
    • Chi tiết tuyệt vời đưa cuộc đối thoại lên đỉnh điểm.
    • Câu kết thật giản dị, ngắn gọn có ý nghĩa

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tào Tháo uống rượu luận anh hùng để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học

3. Soạn bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng chương trình Nâng cao

Câu 1: Có thể xem Tào Tháo uống rượu luận anh hùng là một đoạn trích có cốt truyện hoàn chỉnh, trong đó câu chuyện diễn ra theo trình tự thường thấy của một kết cấu tự sự. Chi tiết đánh dấu đỉnh điểm là việc Tào Tháo trỏ vào Lưu Bị rồi trỏ vào mình mà nói rằng: "Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi". Hãy chỉ ra chi tiết đánh dấu điểm mở nút.

Gợi ý:

  • Chi tiết đánh dấu điểm mở nút: Lưu Bị đánh rơi cả thìa và đũa và che đậy hành động ấy bằng lí do là sợ sấm.

Câu 2: Trong tình thế bây giờ, đối với Lưu Bị, để lộ chí lớn là điều nguy hiểm nhất. Tính cách Lưu Bị vốn đã khiêm nhường, thận trọng, khôn ngoan. Hãy giải thích vì sao tình thế trong đoạn trích làm cho những nét tính cách đó càng thể hiện một cách nổi bật.

Gợi ý:

 

  • Đang thua, mất đất, mất quân, phải sống nhờ kẻ thù nơi hang hùm, nọc rắn vô cùng nguy hiểm.
  • Lo lắng, sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tình cảm thật của mình trước Tào Tháo.
  • Khôn ngoan, linh hoạt che giấu được hành động sơ suất của mình.

Câu 3: Để làm nổi bật tính cách của Lưu Bị, tác giả đã sử dụng thành công khá nhiều thủ pháp nghệ thuật:

- Miêu tả trực tiếp qua những ứng phó tinh tế và những hành động, ngôn ngữ phù hợp.

- Miêu tả gián tiếp qua sự đối lập với những suy nghĩ nông cạn và đơn giản của Quan Vũ và Trương Phi.

- Đưa yếu tố thiên nhiên vào một cách hợp lí. 

Hãy tìm ít nhất hai chi tiết để minh họa cho một trong ba thủ pháp nghệ thuật nói trên.

Gợi ý:

  • Miêu tả gián tiếp qua sự đối lập với những suy nghĩ nông cạn và đơn giản của Quan Vũ và Trương Phi: Huyền Đức bấy giờ sợ Tào Tháo nghi mình có mưu đồ gì, bèn làm một vườn rau sau nhà, ngày ngày vun xới tưới tắm, để làm cho Tháo khỏi ngờ.
  • Đưa yếu tố thiên nhiên vào một cách hợp lí: Huyền Đức nghe nói giật nảy mình, bất giác thìa, đũa đương cầm ở tay rơi cả xuống đất. Đúng lúc ấy, cơn mưa sắp đến, có một tiếng sấm rền vang. Huyền Đức ung dung cúi xuống nhặt đũa và thìa, nói lảng rằng: - Gớm thật! Tiếng sấm dữ quá!

Câu 4: Đoạn trích cho thấy rõ quan điểm cơ bản của Tào Tháo về người anh hùng: "trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ" và "có chí lớn" là "có chí nuốt cả trời đất". Dễ thấy quan niệm đó đại diện cho quan niệm của giai cấp áp bức, bóc lột trong xã hội phong kiến Trung Quốc luôn muốn đè đầu dân chúng, làm bá chủ trong thiên hạ. Lưu Bị ngay từ lúc trẻ cũng từng "có chí lớn", cũng muốn "làm vua". Song, với Lưu Bị, đây không phải là chỗ, là lúc tranh luận về quan niệm anh hùng mà phải giữ tuyệt mật quan niệm ấy để khỏi bị tiêu diệt. Lưu Bị đã thực hiện thành công chủ trương ấy nên trong pa đấu trí này, ông đã giành phần thắng. Đó là xét về phía Lưu Bị. Còn về phía Tào Tháo, theo anh (chị), vì sao ông ta lại thua trong pha đấu trí này.

Gợi ý:

  • Tào Tháo thua trong pha đấu trí này là vì: quá tự tin, chủ quan, đắc chí, coi thường người khác.

4. Một số bài văn mẫu về bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Để làm phong phú thêm kiến thức của bản thân, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Tào Tháo uống rượu luận anh hùng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON