YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập Bài 9 - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Thông qua các văn bản ở Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (Văn bản nghị luận) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo các em sẽ có thêm nhiều thông tin về sự bình đẳng và khát vọng hòa bình của mỗi người trên thế giới. Đồng thời, trau dồi kiến thức thực hành viết bài luận về bản thân trong các trường hợp cụ thể. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài học Ôn tập Bài 9 dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

* Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận

- Mỗi văn bản được viết ra đều nhằm một mục đích nhất định. Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục người đọc về ý kiến, tư tưởng của người viết trước một vấn đề, hiện tượng trong đời sống.

- Quan điểm của người viết là cách người viết nhìn nhận, đánh giá vấn đề, hiện tượng cần bàn luận; thể hiện ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối trước vấn đề , hiện tượng ấy.

* Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận

- Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn có sức truyền cảm, truyền tải hình cảm, cảm xúc của người viết.

- Nhằm tăng sức thuyết phục, văn nghị luận cần sử dụng yếu tố biểu cảm để tác động vào tình cảm của người đọc.

- Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chân thực, đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài nghị luận.

1.2. Ôn tập cách viết bài luận về bản thân

1.2.1. Kiểu bài

Bài luận về bản thân là kiểu bài người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để trình bày những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của mình (tính cách, đam mê, quan điểm sống…) nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về mình, đồng mình với hành động, giải pháp của mình.

1.2.2. Các yêu cầu

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

+ Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

+ Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

1.2.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

- Đề tài của bài luận là những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật về bản thân. Để lực chọn được đề tài phù hợp, trước tiên bạn cần dành thời gian suy ngẫm về những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân mình và liệt kê ra nháp.

- Bạn cũng có thể hỏi ý kiến từ những người thân, bạn bè, thầy cô để có được cái nhìn khách quan về bản thân mình, thực hiện theo bảng sau (làm vào vở).

- Những ý kiến được lặp lại trong bảng trên là những nhận xét, đáng tin cậy về bản thân bạn.

- Trên cơ sở các thông tin đã thu nhận được, bạn lực chọn đặc điểm tiêu biểu, nổi bật để triển khai bài luận bằng cách trả lời một số câu hỏi:

+ Đặc điểm nào sẽ giúp hòa nhập với môi trường tôi muốn tham gia?

+ Đặc điểm nào của tôi phù hợp với yêu cầu, tiêu chí xét tuyển?

- Sau đây là một số đề tài gợi ý:

+ Châm ngôn sống của tôi.

+ Mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của tôi và kế hoạch thực hiện.

+ Những trải nghiệm đã giúp tôi thay đổi cách nhìn về cuộc sống.

- Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

+ Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?

+ Người đọc của bạn có thể là ai?

Thu thập tài liệu

- Bài thu thập và xem lại các tư liệu về bản thân như nhật kí, sơ yếu sơ lịch, lời phê của thầy cô trong sổ liên lạc, trong học bạ… Thông thường, bài luận giới thiệu bản thân sẽ hướng đến một đối tượng cụ thể, nhằm một mục đích nhất như là ứng tuyển một vị trí, chức vụ, đăng kí xét học bổng, tham gia xét tuyển trường đại học….. Do đó bạn cần tìm hiểu thông tin người đọc, môi trường, vị trí, bạn muốn ứng tuển, các tiêu chí, điều kiện xét tuyển bằng cách truy cập vào trang web, đọc kĩ thông tin.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Khi đã xác định được đặt điểm nổi bật của bản thân, bạn cần phân tích đặc điểm ấy bằng cách tìm hiểu ý và bằng chứng, phù hợp dựa vào sơ đồ.

Lập dàn ý:

Bạn lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý tưởng tìm được theo một trình tự hợp lí. Chẳng hạn,với bài luận tham khảo ở trên, dàn ý đã được triển khai là:

- Mở bài: giới thiệu niềm đam mê văn học và những mong muốn đưa văn học gần hơn với cuộc sống.

- Thân bài: lần lượt phân tích niềm đam mê văn học của bản thân, gắn với các hoạt động, ý tưởng bản thân thực hiện để đưa văn học gần hơn với cuộc sống.

- Kết bài: Khẳng định đam mê của bản thân, đưa ra thông điệp về hành trình chinh phục đam mê.

Bước 3: Viết bài

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

+ Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

+ Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 9 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Yếu tố/ Văn bản

Hịch tướng sĩ

"Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước

Tôi có một giấc mơ

Luận điểm

 

 

 

 

Lí lẽ và bằng chứng

 

 

 

Mục đích viết

 

 

 

Quan điểm

 

 

 

 

Trả lời:

Yếu tố/ Văn bản

Hịch tướng sĩ

"Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước

Tôi có một giấc mơ

Luận điểm

- Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước.

- Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau.

- Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc.

- Phải luyện theo Binh thư yếu lược đê đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù.

 

- Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.

- Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.

- Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.

- Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.

 

Lí lẽ và bằng chứng

- Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ.

- Sự ngang ngược của quân giặc.

- Những thú vui tiêu khiển hay sự giàu có không thể đánh bại giặc.

- Chỉ có luyện binh đánh giặc, rửa nhục cho nước nhà, trung quân ái quốc mới có thể có cuộc sống yên ổn, ấm no, vui vẻ và tiếng thơm về sau.

 

- Phân tích từ "vương" trong bối cảnh xã hội phong kiến.

- Phân tích cách nói "định phận tại thiên thư".

- Phân tích các từ ngữ như "nghịch lỗ", "Như hà".

- Phân tích các từ ngữ "nhữ đẳng", "thủ bại hư".

 

Mục đích viết

Khích lệ lòng yêu nước bất khuất của các tướng sĩ để quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Chứng minh bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước.

Khẳng định quyền bình đẳng của người da đen và kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen.

Quan điểm

Thể hiện sự căm phẫn quân giặc, phê phán việc thấu nước nhục mà không biết nghĩ, biết thẹn; nêu cao tinh thần trung quân ái quốc.

Nhận định, đánh giá bài thơ Nam quốc sơn hà là bài thơ khẳng định chân lí độc lập của Đại Việt, cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử của Việt Nam.

Cần đầu tranh trước tình trạng người da đen không được đối xử công bằng.

Câu 2: Các yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong các văn bản nghị luận đã học trong bài?

Trả lời: 

Các yếu tố biểu cảm có tác dụng tác động vào tình cảm của người đọc, tăng sức thuyết phục trong các văn bản nghị luận đã học.

Câu 3: Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng gì trong việc đọc hiểu các văn bản nghị luận trong bài?

Trả lời: 

Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng trong việc đọc hiểu các văn bản nghị luận trong bài:

- Hiểu được mục đích, ý nghĩa của bài viết.

- Chuẩn bị tốt những kiến thức nền để đọc hiểu văn bản. 

Câu 4: Khi viết bài luận về bản thân, bạn cần lưu ý điều gì? Ghi lại kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân.

Trả lời:

* Khi viết bài luận về bản thân, cần lưu ý:

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Kết bài: khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

* Kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân:

- Cần nhận thức rõ về ưu, nhược điểm của bản thân.

- Khi viết bài, cần có những dẫn chứng cụ thể, xác thực.

Câu 5: Hãy trình bày một số lỗi liên kết văn bản thường gặp và cách chỉnh sửa.

Trả lời: 

Một số lỗi liên kết văn bản thường gặp và cách chỉnh sửa:

- Lỗi không tách đoạn: Các ý không được tách ra bằng cách chấm xuống dòng (dấu hiệu hình thức).

→ Cách chỉnh sửa: Tách đoạn phù hợp với nội dung.

- Lỗi tách đoạn tùy tiện

→ Cách chỉnh sửa: Không tách đoạn mà chỉ viết một đoạn.

- Thiếu các phương tiện liên kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp

→ Cách chỉnh sửa: Sử dụng các từ ngữ liên kết phù hợp.

Câu 6: Ghi lại một số kinh nghiệm bạn rút ra được sau khi thực hiện bài thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.

Trả lời:

Một số kinh nghiệm tôi rút ra sau khi thực hiện bài thuyết trình về sự lựa chọn của giới trẻ hiện nay:

- Cần có số liệu dẫn chứng cụ thể để biết được giới trẻ hiện nay ưa thích nhóm ngành nghề nào.

- Khi thuyết trình nên sử dụng bảng biểu, đồ thị và nên có những phỏng vấn ngắn.

- Điều hành cuộc thảo luận theo đúng thời gian quy định, biết ngắt khi cần thiết.

Câu 7: Bạn hãy tham quan một bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương, sưu tầm hình ảnh, tư liệu và viết bài thu hoạch ngắn để trả lời câu hỏi: Độc lập, tự do có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân?

Trả lời:

Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.        Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2001).

Từ năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được đầu tư xây dựng mới nhằm hiện đại hóa toàn diện hoạt động. Ngày 30/4/2010, đã hoàn thành công trình xây dựng. Hiện nay đang xây dựng nội dung trưng bày mới, mở rộng ra cả thời kỳ xâm lược của Pháp – Nhật và thời kỳ sau chiến tranh.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 9. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết bài văn nghị luận về ý thức và trách nhiệm giữ gìn hòa bình đất nước của thanh niên ngày nay.

Trả lời:

Đất nước phát triển trong hòa bình, không có xung đột, không có chiến tranh, không đói nghèo luôn là mục tiêu hướng đến của các quốc gia trên thế giới. Chỉ trong hòa bình, đất nước mới phát huy hết được sức mạnh tổng hợp của mình, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Giữ gìn hòa bình đất nước là trách nhiệm của mọi công dân, đặc biệt là đối với với thế hệ thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước. Trách nhiệm của thanh niên không những gìn giữ hòa bình đất nước mà bằng những hành động tích cực của mình giữ gìn và củng cố nền hòa bình của thế giới.

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người

Hiểu một cách đơn giản, một quốc gia hòa bình là khi quốc gia ấy không có xung đột hoặc nội chiến ở nước; không có xung đột hoặc chiến tranh với các quốc gia khác. Đồng thời, đất nước không tiềm ẩn những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội.

Theo đó, nhà triết học Johan Galtung đã đưa ra một khái niệm khác về nền hòa bình thực sự của một đất nước. Theo Johan Galtung, trạng thái hòa bình của các quốc gia chỉ là tương đối. Một nền hòa bình chủ động đích thực là khi quốc gia ấy hoàn toàn chủ động xây dựng hòa bình bằng các nguồn lực từ bên trong. Xã hội sống hòa bình nhờ biết lựa chọn một triết lí phát triển, một cấu trúc thể chế phù hợp, cùng các giá trị văn hóa tương ứng có khả năng hình thành và duy trì trạng thái đó.

Thanh niên là lực lượng đông đảo nhất của xã hội. Thanh niên có tri thức, sức khỏe, giàu khát vọng, năng động và sáng tạo sẽ lực lượng nồng cốt trong nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình đất nước. Chính thanh niên sẽ là thế hệ kế tục cha anh làm chủ đất nước. Thanh niên cũng chính là lực lượng nồng cốt tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước nếu có xảy ra chiến tranh. “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai” (Hồ Chí Minh). Bởi thế, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ gìn giữ hào bình đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Trong thời đại ngày nay, tình hình thế giới trở nên vô cùng phức tạp. Ở nhiều khu vực đang diễn ra những xung đột gay gắt. Các tổ chức phản động và khủng bố hoạt động mạnh mẽ. Mâu thuẫn về lãnh thổ và lợi ích kinh tế của các nước diễn ra kịch liệt. Một vài quốc gia chủ động phát triển vũ khí hạt nhân vô cùng nguy hiểm. Tất cả các hoạt động ấy khiến cho tình hình an ninh thế giới trở nên bất ổn, nền hòa bình bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, giáo dục và nang cao ý thức giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước là một nhiệm vụ cấp bách, cần phải làm ngay.

Được sống trong hòa bình là khát vọng mãnh liệt của các quốc gia và của cả nhân loại. Bởi hòa bình đem lại cuộc sống bình yên và tự do. Chỉ trong hòa bình, con người mới được tự do học tập, tự do làm việc và khẳng định bản thân, cuộc sống mới được ấm no hạnh phúc.

Ngược lại, hiến tranh chỉ mang lại đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật và sự hủy diệt khủng khiếp. Không những tài sản bị mất mát mà sinh mệnh con người cũng hết sức mong manh. Không có tai họa nào khủng khiếp bằng chiến tranh. Không có nỗi sợ hãi nào đáng sợ hơn cuộc sống không có tự do. Chiến tranh là thảm họa của loài người, là hiểm họa hủy diệt nền văn mình, có thể đưa loài người đến bờ vực diệt vong.

Trước hết, để có thể tích cực tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước, giữ gìn thành quả cách mạng và cuộc sống yên bình như ngày nay, thanh niên phải ý thức rõ ý nghĩa và vai trò của hòa bình đối với đất nước, đối với đời sống dân tộc và trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình ấy. Như Bác Hồ đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đất nước được độc lập tự do là cơ sở để xây dựng và phát triển hòa bình.

Thanh niên phải không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ bảo vệ đất nước, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Đảng và nhà nước ta đã kì vọng giao phó. Đó là nhiệm vụ hết sức thiêng liêng và cao cả. Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Tích cực tham gia nghĩa vụ quân sự, rèn luyện bản thân, nâng cao tư tưởng. Lấy chủ nghĩa Mac-Lênin làm nền tảng lí luận. Lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu phấn đấu và rèn luyện. Sống gắn mình với nhân dân, với dân tộc, với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Không ngừng phấn đấu học tập tốt, tiếp thu nền tri thức tiến bộ của thế giới. Lấy tri thức làm sức mạnh để xây dựng đất nước, không để đất nước rơi vào tình trạng lạc hậu, đói nghèo. Ra sức lao động làm giàu cho bản thân và cho đất nước. Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.

Thanh niên không ngừng tu dưỡng và rèn luyện đạo đức để làm người tốt, để phụng sự tổ quốc. Thanh niên phải biết tự mình vận động, phải biết lo toan, gánh vác trọng trách, không thoái thác hay ỷ lại người khác. Thanh niên phải năng động, chủ động, sáng tạo, thường xuyên đổi mới trong cách nghĩ, cách làm. Thanh niên phải dám nghĩ, dám làm, dám hi sinh và cống hiến vì mục tiêu chung của đất nước.

Quyết liệt lên án, chống lại các hành động chống đối hoặc phá hoại nền hòa bình dân tộc. Ra sức tuyên truyền, cổ động, giải thích về nền hòa bình dân tộc cho mọi người hiểu đồng thời nâng cao tình yêu nước và ý thức bảo vệ nền hòa bình đất nước.

Ra sức giới thiệu, quảng bá và khẳng định hình ảnh đất nước và nền hòa bình của dân tộc ra khắp thế giới để kiếm kiếm sự đồng tình, ủng hộ và của nhân dân tiến bộ trên khắp hành tinh.

Khi xảy ra mâu thuẫn với các quốc gia, phải biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn. Tránh gây ra những xung đột không cần thiết và không để xảy ra chiến tranh. Sống tuân thủ pháp luật và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của nhà nước. Sống tôn trọng và học hỏi cái đẹp, cái mới, cái tiến bộ của các dân tộc khác trên thế giới.

Giá trị của hòa bình là không gì sánh được. Con người thực sự có đầy đủ quyền hạn, được tự do sống và làm việc để nhận về những giá trị mình mong muốn, được tôn trọng và bảo vệ khi sống trong một đất nước hòa bình. Hòa bình của đất nước chính là sinh mệnh của mỗi con người. Hãy ra sức giữ gìn và bảo vệ lấy nó như giữ gìn và bảo vệ sự sống của chính mình.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 9 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON