YOMEDIA
NONE

Ôn tập Bài 9 - Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Hòa bình, tự do, độc lập là khát vọng của mỗi người, mỗi quốc gia và thế giới. Các văn bản trong Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (Văn bản nghị luận) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo giúp các em tiếp cận và phân tích một số đặc điểm của thể loại văn nghị luận. Qua đó hiểu được những ước mơ về hạnh phúc và quyền bình đẳng của con người. Đồng thời nắm được yêu cầu và quy trình viết bài luận về bản thân. Nhằm giúp các em hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài học Ôn tập Bài 9 dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập kiến thức các văn bản đã học

* Mục đích và quan điểm của người viết trong văn bản nghị luận

- Mỗi văn bản được viết ra đều nhằm một mục đích nhất định. Mục đích của văn bản nghị luận là thuyết phục người đọc về ý kiến, tư tưởng của người viết trước một vấn đề, hiện tượng trong đời sống.

- Quan điểm của người viết là cách người viết nhìn nhận, đánh giá vấn đề, hiện tượng cần bàn luận; thể hiện ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối trước vấn đề , hiện tượng ấy.

* Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận

- Yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận biểu hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, những câu văn có sức truyền cảm, truyền tải hình cảm, cảm xúc của người viết.

- Nhằm tăng sức thuyết phục, văn nghị luận cần sử dụng yếu tố biểu cảm để tác động vào tình cảm của người đọc.

- Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận cần chân thực, đảm bảo sự mạch lạc, chặt chẽ của bài nghị luận.

1.2. Ôn tập cách viết bài luận về bản thân

1.2.1. Kiểu bài

Bài luận về bản thân là kiểu bài người viết sử dụng lí lẽ và bằng chứng để trình bày những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của mình (tính cách, đam mê, quan điểm sống…) nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về mình, đồng mình với hành động, giải pháp của mình.

1.2.2. Các yêu cầu

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

+ Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

+ Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

1.2.3. Cách làm

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài

- Đề tài của bài luận là những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật về bản thân. Để lực chọn được đề tài phù hợp, trước tiên bạn cần dành thời gian suy ngẫm về những đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân mình và liệt kê ra nháp.

- Bạn cũng có thể hỏi ý kiến từ những người thân, bạn bè, thầy cô để có được cái nhìn khách quan về bản thân mình, thực hiện theo bảng sau (làm vào vở).

- Những ý kiến được lặp lại trong bảng trên là những nhận xét, đáng tin cậy về bản thân bạn.

- Trên cơ sở các thông tin đã thu nhận được, bạn lực chọn đặc điểm tiêu biểu, nổi bật để triển khai bài luận bằng cách trả lời một số câu hỏi:

+ Đặc điểm nào sẽ giúp hòa nhập với môi trường tôi muốn tham gia?

+ Đặc điểm nào của tôi phù hợp với yêu cầu, tiêu chí xét tuyển?

- Sau đây là một số đề tài gợi ý:

+ Châm ngôn sống của tôi.

+ Mục tiêu dài hạn, ngắn hạn của tôi và kế hoạch thực hiện.

+ Những trải nghiệm đã giúp tôi thay đổi cách nhìn về cuộc sống.

- Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

+ Bạn viết bài này nhằm mục đích gì?

+ Người đọc của bạn có thể là ai?

Thu thập tài liệu

- Bài thu thập và xem lại các tư liệu về bản thân như nhật kí, sơ yếu sơ lịch, lời phê của thầy cô trong sổ liên lạc, trong học bạ… Thông thường, bài luận giới thiệu bản thân sẽ hướng đến một đối tượng cụ thể, nhằm một mục đích nhất như là ứng tuyển một vị trí, chức vụ, đăng kí xét học bổng, tham gia xét tuyển trường đại học….. Do đó bạn cần tìm hiểu thông tin người đọc, môi trường, vị trí, bạn muốn ứng tuển, các tiêu chí, điều kiện xét tuyển bằng cách truy cập vào trang web, đọc kĩ thông tin.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

Khi đã xác định được đặt điểm nổi bật của bản thân, bạn cần phân tích đặc điểm ấy bằng cách tìm hiểu ý và bằng chứng, phù hợp dựa vào sơ đồ.

Lập dàn ý:

Bạn lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý tưởng tìm được theo một trình tự hợp lí. Chẳng hạn,với bài luận tham khảo ở trên, dàn ý đã được triển khai là:

- Mở bài: giới thiệu niềm đam mê văn học và những mong muốn đưa văn học gần hơn với cuộc sống.

- Thân bài: lần lượt phân tích niềm đam mê văn học của bản thân, gắn với các hoạt động, ý tưởng bản thân thực hiện để đưa văn học gần hơn với cuộc sống.

- Kết bài: Khẳng định đam mê của bản thân, đưa ra thông điệp về hành trình chinh phục đam mê.

Bước 3: Viết bài

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

+ Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

+ Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: Khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

Sau khi viết xong, em đọc lại bài viết và tự đánh giá.

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết bài văn nghị luận về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu về chủ đề ý nghĩa của cuộc sống hòa bình

- Lên ý tưởng và viết bài văn, có thể tham khảo những nooijdung chính sau:

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc

Được sống trong hòa bình là khát vọng mãnh liệt của các quốc gia và của cả nhân loại

Thế hệ trẻ hôm nay phải không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước

+ ...

Lời giải chi tiết:

Đất nước phát triển trong hòa bình, không có xung đột, không có chiến tranh, không đói nghèo luôn là mục tiêu hướng đến của các quốc gia trên thế giới. Chỉ trong hòa bình, đất nước mới phát huy hết được sức mạnh tổng hợp của mình, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân. Giữ gìn hòa bình đất nước là trách nhiệm của mọi công dân, đặc biệt là đối với với thế hệ thanh niên, chủ nhân tương lai của đất nước. Trách nhiệm của thanh niên không những gìn giữ hòa bình đất nước mà bằng những hành động tích cực của mình giữ gìn và củng cố nền hòa bình của thế giới.

Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người. Hiểu một cách đơn giản, một quốc gia hòa bình là khí quốc gia ấy không có xung đột hoặc nội chiến ở nước; không có xung đột hoặc chiến tranh với các quốc gia khác. Đồng thời, đất nước không tiềm ẩn những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng bất ổn xã hội.

Theo đó, nhà triết học Johan Galtung đã đưa ra một khái niệm khác về nền hòa bình thực sự của một đất nước. Theo Johan Galtung, trạng thái hòa bình của các quốc gia chỉ là tương đối. Một nền hòa bình chủ động đích thực là khi quốc gia ấy hoàn toàn chủ động xây dựng hòa bình bằng các nguồn lực từ bên trong. Xã hội sống hòa bình nhờ biết lựa chọn một triết lý phát triển, một cấu trúc thể chế phù hợp, cùng các giá trị văn hóa tương ứng có khả năng hình thành và duy trì trạng thái đó.

Thanh niên là lực lượng đông đảo nhất của xã hội. Thanh niên có tri thức, sức khỏe, giàu khát vọng, năng động và sáng tạo sẽ là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình đất nước. Chính thanh niên sẽ là thế hệ kế tục cha anh làm chủ đất nước. Thanh niên cũng chính là lực lượng nòng cốt tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước nếu có xảy ra chiến tranh. “Thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai” (Hồ Chí Minh). Bởi thế, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình đất nước là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Trong thời đại ngày nay, tình hình thế giới trở nên vô cùng phức tạp. Ở nhiều khu vực đang diễn ra những xung đột gay gắt. Các tổ chức phản động và khủng bố hoạt động mạnh mẽ. Mâu thuẫn về lãnh thổ và lợi ích kinh tế của các nước diễn ra kịch liệt. Một vài quốc gia chủ động phát triển vũ khí hạt nhân vô cùng nguy hiểm. Tất cả các hoạt động ấy khiến cho tình hình an ninh thế giới trở nên bất ổn, nền hòa bình bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, giáo dục và nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước là một nhiệm vụ cấp bách, cần phải làm ngay.

Được sống trong hòa bình là khát vọng mãnh liệt của các quốc gia và của cả nhân loại. Bởi hòa bình đem lại cuộc sống bình yên và tự do. Chỉ trong hòa bình, con người mới được tự do học tập, tự do làm việc và khẳng định bản thân, cuộc sống mới được ấm no hạnh phúc.

Ngược lại, chiến tranh chỉ mang lại đau thương, chết chóc, đói nghèo, bệnh tật và sự hủy diệt khủng khiếp. Không những tài sản bị mất mát mà sinh mệnh con người cũng hết sức mong manh. Không có tai họa nào khủng khiếp bằng chiến tranh. Không có nỗi sợ hãi nào đáng sợ hơn cuộc sống không có tự do. Chiến tranh là thảm họa của loài người, là hiểm họa hủy diệt nền văn minh, có thể đưa loài người đến bờ vực diệt vong.

Trước hết, để có thể tích cực tham gia giữ gìn và bảo vệ hòa bình đất nước, giữ gìn thành quả cách mạng và cuộc sống yên bình như ngày nay, thanh niên phải ý thức rõ ý nghĩa và vai trò của hòa bình đối với đất nước, đối với đời sống dân tộc và trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình ấy. Như Bác Hồ đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đất nước được độc lập tự do là cơ sở để xây dựng và phát triển hòa bình. Thế hệ trẻ hôm nay phải không ngừng nâng cao trách nhiệm của mình trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, để xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ trước.

Giá trị của hòa bình là không gì sánh được. Con người thực sự có đầy đủ quyền hạn, được tự do sống và làm việc để nhận về những giá trị mình mong muốn, được tôn trọng và bảo vệ khi sống trong một đất nước hòa bình. Hòa bình của đất nước chính là sinh mệnh của mỗi con người. Hãy ra sức giữ gìn và bảo vệ lấy nó như giữ gìn và bảo vệ sự sống của chính mình.

Lời kết

- Học xong bài Ôn tập Bài 9, các em cần nắm:

+ Nắm được một số kiến thức về các văn bản đã học

+ Nắm được cách viết bài luận về bản thân

Soạn bài Ôn tập Bài 9 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 9 nhằm hệ thống hóa lại những kiến thức đã học trong Bài 9: Khát vọng độc lập và tự do (Văn bản nghị luận) thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo và rèn luyện cách viết bài luận về bản thân. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 9 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF