YOMEDIA
NONE

Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê của Vương Xương Linh - Ngữ văn 10

Nhằm giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, tự tin hơn với kiến thức chuẩn bị bài của mình trước khi đến lớp, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Nỗi oán của người phòng khuê. Hi vọng bài soạn sẽ là một gợi ý hay cho các em trả lời các câu hỏi trong SGK. Chúc các em có thêm một tiết học tốt trên lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Bài thơ thể hiện những chuyển biến trong tâm trạng của một cô gái có chồng tòng quân. Khi nhận ra những giá trị của cuộc sống cũng như cái giá phải trả cho chiến tranh, cô đau xót, hối hận và oán ghét chiến tranh phi nghĩa. 

1.2. Nghệ thuật

  • Cấu tứ đặc biệt của bài thơ : từ "bất tri sầu" → "hối"
  • Hình ảnh thơ độc đáo, cách lựa chọn từ ngữ tinh tế.

2. Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ?

  • Cấu tứ của bài thơ theo mạch cảm xúc của người khuê phụ.
  • Người khuê phụ có sự thay đổi tâm trạng từ không biết buồn sang hối hận vì khi nhìn tuổi xuân của mình qua đi còn người chồng nơi chiến trường thì không thấy tin tức gì.

Câu 2: Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

  • Dương liễu là loài cây tượng trưng cho mùa xuân và sự li biệt. Khi người khuê phụ nhìn thấy cây dương liễu đâm chồi, nàng biết lại một tuổi xuân của nàng trôi qua mà chồng thì vẫn ở ngoài chiến trường. Đồng thời, nàng cũng ý thức được cái giá của việc kiếm tước hầu khi ra trận của chồng.

Câu 3: Vì sao với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường?

  • Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường vì tuy bài thơ không hề đề cập đến hai từ “chiến tranh” nhưng người đọc vẫn thấy được những hậu quả do chiến tranh gây ra: hủy hoại tuổi trẻ của con người, phá vỡ hạnh phúc lứa đôi, cướp đi sự vô tư, yêu đời của những cô gái trẻ

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ?

  • Nhận xét gì về nghệ thuật cấu tứ của bài thơ thể hiện qua quá trình chuyển biến tâm trạng của người khuê phụ:
    • Tâm trạng bắt đầu từ "bất tri sầu" (vô tư) sang "hối" (hối tiếc và hối hận). → Sự thay đổi nhận thức: Lúc đầu vẫn vô tư, hồn nhiên với cuộc sống bình thương, nhưng sau khi nhìn màu dương liệu, chịnh phụ đã có sự chuyển biên trong tâm trạng rõ rệt. Nàng bắt đầu nhìn nhận cuộc sống của mình và cảm thấy tuổi trẻ đang bị "trôi" đi. Còn nhìn về phía chinh phu thì mọi thứ mịt mù thăm thẳm.⇒ Nỗi xót thương, sầu hận
    • Như vậy, Vương Xương Linh cấu tứ bài thơ theo mạch cảm nghĩ của người khuê phụ. Điều này thể hiện rõ sự tinh tế và sâu sắc của tác giả

Câu 2: Vì sao khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu?

  • Khi thấy “màu dương liễu” nàng lại hối hận vì đã để chồng đi kiếm tước hầu vì:
    • Màu dương liễu vừa là màu của mùa xuân, của tuổi trẻ, vừa là "màu li biệt" →  khi nhìn thấy "màu dương liễu" tâm trạng người khuê phụ lập tức đổi thay ngay: từ vô tư, nàng bắt đầu hối hận vì để chàng đi tìm kiếm tước hầu; từ hối hận, nàng chuyển sang oán thán cái ấn phong hầu, oán ghét chiến tranh phi nghĩa. 
    • Ngay lúc này đây, nàng nhìn nhận sự thật một cách sâu sắc về cuộc đời của bản thân nàng và người chinh phu. Nàng nhận thức rõ cái giá của chiến tranh một cách cay đắng và nàng đau xót, hối hận vì đã để chồng đi tòng quân.

Câu 3: Vì sao chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường?

  • Chỉ với 28 chữ, bài Khuê oán lại được coi là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người thời Đường vì thông qua bài thơ ta có thể nhận thấy và hiểu một cách sâu sắc rằng:
    • Bài thơ không trực tiếp nói đến nhưng ta lại có thể cảm nhận thấy rất rõ chiến tranh. Đọc bài thơ, ta cảm nhận sâu sắc về những điều mà chiến tranh mang lại cho cuộc sống bấy giờ.
    • Chiến tranh đang"ăn mòn" cuộc sống con người, đẩy con người đi đến hồ nghi, thất vọng và tuyệt vọng.
    • Chiến tranh không những chôn vùi tuổi trẻ của cả những người đang đứng trước hòn tên mũi đạn mà còn chôn vùi cả những người vợ, người mẹ,… đang mong ngóng nơi quê hương, xứ xở.
    • Và hiến tranh còn làm mất đi sự lạc quan yêu đời và niềm tin yêu phơi phới vào cuộc sống,…

→ Với những điều như thế thì đúng là dù không trực tiếp nói ra nhưng bài thơ vẫn sục sôi tinh thần phản đối chiến tranh.

3. Soạn bài Nỗi oán của người phòng khuê chương trình nâng cao

Câu 1: Nhan đề của bài thơ là Nỗi oán của người phòng khuê nhưng vì sao mở đầu bài thơ, tác giả lại nói “Người đàn bà trẻ nơi phòng khuê không biết buồn”? Lối vào đề đó có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của người chinh phụ và tư tưởng chủ đề của tác phẩm?

  • Sự mở đầu với hình ảnh người thiếu phụ không biết buồn vì nàng còn trẻ, còn vô tư, hồn nhiên với cuộc sống bình thường. Với lối vào đề này có tác dụng nhấn mạnh sự oán ghét chiến tranh vì đã cướp đi tuổi xuân và người chồng của người chinh phụ.  

Câu 2: Hãy nêu vị trí của câu thứ ba trong việc liên kết ý của bài thơ và làm sáng tỏ ý nghĩa của câu thơ cuối. Đọc kĩ chú thích 3 của bài và tìm hiểu nguyên nhân tạo nên diễn biến tâm trạng đột ngột của người chinh phụ.

  • Câu thơ thứ ba với hình của màu xanh dương liễu đã làm tâm trạng của người chinh phụ thay đổi từ sự vô tư, vui vẻ sang trạng thái đau xót và hối hận.
  • Nguyên nhân tạo nên diễn biến tâm trạng đột ngột của người chinh phụ là vì ”dương liễu” là một loài cây đặc trưng của mùa xuân và sự li biệt.

Câu 3: Nhà thơ Đỗ Phủ đã từng viết những câu thơ chất vấn gay gắt vua Đường để lên án chiến tranh phi nghĩa, như:

Quân dĩ phú thổ cảnh

Khai biên nhất hà đa?

(Vua đã giàu đất đai

Sao còn mở mang biên cương nhiều thế?)

Cách thể hiện tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa trong bài Nỗi oán của người phòng khê khác với cách thể hiện ở những câu thơ trên ở chỗ nào? Có thể rút ra đều gì từ sự so sánh đó.

  • Cách phản đối chiến tranh của Vương Xương Linh không được bày tỏ trên câu chữ mà nó ngấm ngầm vào trong ý thơ. Sự tố cáo chiến tranh phi nghĩa dù được thể hiện rõ trên câu chữ hoặc là chỉ ngầm ra nội dung bài thơ thì nó cũng có sức tố cáo và lay động lòng người.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Nỗi oán của người phòng khuê

Nỗi oán của người phòng khuê là bài thơ viết về đề tài chiến tranh và phụ nữ của nhà thơ Vương Xương Linh. Bài thơ là nỗi oán ghét chiến tranh của người chinh phụ bởi chính nó đã mang tuổi xuân và hạnh phúc lứa đôi của nàng trôi qua theo năm tháng. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON