YOMEDIA
NONE

Soạn bài Khe chim kêu của Vương Duy - Ngữ văn 10

Học 247 mời các em tham khảo bài soạn dưới đây để chuẩn bị tốt hơn cho bài học Khe chim kêu. Mong rằng thông qua bài soạn, các em sẽ nắm được phần nào kiến thức cơ bản nhất của bài học, có thêm những kiến thức bổ ích và thú vị. Chúc các em có một tiết học tích cực trên lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Vẻ đẹp tâm hồn thi nhân trước cảnh vật qua bài thơ

1.2. Nghệ thuật

  • Quan sát, lựa chọn hình ảnh, từ ngữ.
  • Tạo ra sự đối lập giữa tĩnh và động, giữa hình ảnh và âm thanh.

2. Soạn bài Khe chim kêu chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ?

  • Nhà thơ cảm nhận hoa quế rơi chứng tỏ cảnh đêm xuân vô cùng tĩnh lặng và tâm hồn của nhà thơ thì vô cùng nhạy cảm, tinh tế và tĩnh tâm.

Câu 2: Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

  • Cái động (hoa quế rụng) và cái tĩnh (trăng lên) có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Chính nhờ cái động của hoa quế rụng mà làm nổi bật lên sự yên tĩnh của màn đêm và tâm hồn của nhà thơ. Tiếng kêu của chim dưới khe cũng cũng nhằm gợi lên sự tĩnh lặng của đêm xuân mà thôi.

Câu 3: Thử dùng một câu ngắn gọn để tóm tắt bài thơ.

  • Các em có thể tóm tắt theo ý của mình, ví dụ như: sự tĩnh lặng của đêm xuân được nổi bật trên cái nền của những tiếng động nhỏ của hoa quế rụng và một vài tiếng chim thảng thốt.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy điều gì về cảnh đêm xuân và tâm hồn thi sĩ?

  • Cây quế cành lá sum sê nhưng hoa rất nhỏ. Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi. Chi tiết ấy cho thấy:
    • Cảnh đêm xuân vô cùng yên ắng và tĩnh lặng. Dường như đó là một sự tĩnh lặng nhẹ nhàng đến tuyệt đối nên nhà thơ mới có thể cảm nhận được hoa quế rơi. 
    • Tâm hồn thi sĩ: phải nói rằng để có thể cảm nhận được hoa quế rơi như vật, nhà thơ cũng phải có một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và binh yến biết mấy. Có lẽ, sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ đã đem đến những cảm nhận sâu sắc và tinh tế trong sự yên ắng của khung cảnh. 

Câu 2: Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

  • Mối quan hệ giữa động và tĩnh, hình và âm được thể hiện trong bài thơ:
    • Hoa quế rất nhỏ vậy mà nhân vật trữ tình vẫn nghe được, cảm nhận được hoa rơi, trăng lên không tiếng mà lại làm cho "chim núi giật minh". → cái tĩnh của không gian được khắc họa, miêu tả qua cái động vô hình của những những sự vật vô cùng khẽ khàng. Và sau vài tiếng kêu thưa thớt của “sơn điểu” đêm  lại càng tĩnh lặng. Cái tĩnh lặng của đêm và của lòng người.

Câu 3: Thử dùng một câu ngắn gọn để tóm tắt bài thơ.

  • Các em có thể tóm tắt theo ý của cá nhân
  • Sau đây là gợi ý: Trong Điểu minh giản, Vương Duy đã lấy cái động khẽ khàng của đêm để thể hiện cái tĩnh lặng trong trẻo của tâm hồn con người.

3. Soạn bài Khe chim kêu chương trình nâng cao

Câu 1: Tìm mối liên hệ giữa hai vế của câu thơ đầu (Người nhàn/ hoa quế rụng). Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi, chi tiết đó nói lên điều gì về cảnh vào tâm hồn thi sĩ? Qua mối quan hệ ấy, có thể thấy được đặc điểm gì của cảnh sắc núi xuân trong đêm?

  • Mối liên hệ giữa hai vế của câu thơ đầu: người thi nhân ngắm nhìn hoa quế rụng.
  • Chi tiết hoa quế nhỏ rụng xuống cho thấy đây là một đêm xuân vô cùng tĩnh mịch và hoang vắng ở một vùng núi. Từ đó cho thế tâm hồn của thi sĩ rất nhạy cảm và tinh tế.

Câu 2: Cảnh vật được miêu tả trong hai câu thơ cuối là tĩnh hay động, tối hay sáng? Đọc xong bài thơ, anh (chị) nhận thấy mặt nào đã được làm nổi bật? Vì sao?

  • Cảnh vật trong hai câu thơ cuối là tĩnh và sáng. Nhưng khi đọc xong bài thơ, ta lại nhận thấy sự tĩnh lặng và màn đêm đã được làm nổi bật. Vì dù cho tiếng động của tiếng chim kêu hay của trăng lên cũng chỉ làm nổi bật hơn sự tĩnh mịnh, thanh vắng của đêm xuân ở một vùng núi.

Câu 3: So sánh hai bản dịch. Anh (chị) thích bản dịch nào hơn? Vì sao? (Cần lưu ý là bản dịch của Tương Như đã đánh rơi mất chữ “tĩnh”, chứ quan trọng nhất trong câu thơ thứ hai).

  • Bài dịch của Ngô Tất Tố đã diễn truyền tải được cái tĩnh của bài thơ, xét về mặt biểu ý thì vẫn mang tính tiêu biểu trong hai bản dịch.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Khe chim kêu

Để nắm vững hơn kiến thức bài học về bài thơ Khe chim kêu của Vương Duy, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Khe chim kêu

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF