Nhằm giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn cũng như có thể trả lời các câu hỏi trong SGK một cách chu đáo. Học 247 mời các em tham khảo bài soạn Lầu Hoàng Hạc dưới đây. Chúc các em có thêm một bài soạn thú vị và một tiết học tích cực trên lớp.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Bài thơ không chỉ nhắc đến truyền thống nguồn gốc, vị trí của Hoàng Hạc lâu mà còn thể hiện những vấn đề triết lí nhân sinh có y nghĩa
- Thể hiện những trăn trở với cuộc đời, tấm lòng tha thiết với quê hương
1.2. Nghệ thuật
- Vận dung lịnh hoạt luật thơ và có những cách luật sáng tạo góp phần thể hiện cái hay, cái đẹp của bài thơ
- Sử dụng thanh điệu tài tình
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tinh tế...
2. Soạn bài Lầu Hoàng Hạc chương trình chuẩn
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vậy thì dụng ý của tác giả là gì?
- Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vậy thì dụng ý của tác giả là: nói về quan hệ giữa người với người, thời gian, không gian, giữa hư và thực, giữa cảnh và tình,…
Câu 2: Tất cả cảnh đều đẹp, sao lại “khiến người buồn”?
- Tất cả cảnh đều đẹp nhưng lại “khiến người buồn” vì trong lòng tác giả chứa nhiều tâm sự, tự thấy mình chưa thật vẹn toàn.
Câu 3: Có người nói rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu (người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn”. Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Anh (chị) nhất trí với ý kiến nào, tại sao?
- Gợi ý: tùy theo cảm nhận của bản thân mà em chọn và lí giải.
- Nếu chọn ý kiến 2, các em có thể lí giải: chữ “sầu” như là một sự tất yếu, là kết quả của một quá trình suy nghĩ, liên tưởng và buồn trong lòng của con người. Bởi trong lòng đang vướng nỗi sầu đau thì khi đứng trước cảnh đẹp nhưng là quê người thì nỗi buồn ấy lại càng thêm sầu.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Vậy thì dụng ý của tác giả là gì?
- Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Lạc ở “nơi đây”, còn lại toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Dụng ý mà nhà thơ muốn nói đến ở đây:
- Chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”
- Giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng
- Giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…
Câu 2: Tất cả cảnh đều đẹp, sao lại “khiến người buồn”?
- Tất cả cảnh đều đẹp, “khiến người buồn” là vì:
- Những hình ảnh đó thể hiện một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và những hình ảnh đó thể hiện sự vô vọng và cô đơn trong tâm trạng của con người, nó tạo nên cảm giác trống vắng trong tâm hồn của con người.
- Dường như khi đối diện với cái đẹp hoàn mỹ của thiên nhiên, của nghệ thuật, của cuộc đời, của tình người… ta bỗng bâng khuông nhận ra hình như mình chưa thật vẹn toàn, hình như mình đang khuyết thiếu một điều gì đó giúp ta được tròn đầy. Phải chăng vì thế ta buồn vì chưa xứng đáng với những điều tốt đẹp hoàn mỹ ngoài kia.
- Buồn là vì Khung cảnh thiên nhiên ấy thức tỉnh bao nỗi lòng, nỗi u hoài trong lòng của tác giả. Trước khoảng không rộng lớn, ta nhỏ bé, hữu hạn trước sự vĩnh hằng, và rồi cảm thấy trống vắng biết bao, một sự thương nhớ quê hương thăm thẳm
Câu 3: Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu” (người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm”. Anh (chị) nhất trí vơi ý kiến nào? Vì sao?
- Có người cho rằng có thể rút gọn bài thơ này thành một câu “Tích nhân khứ… sử (kim) nhân sầu” (người xưa đã đi… khiến người (nay) buồn). Lại có người cho rằng: “Bài thơ 56 chữ đều là bước chuẩn bị cho một chữ “sầu” đậu xuống, kết đọng trong tâm".
Gợi ý:
- Các em có thể chọn theo ý kiến của mình và lí giải bằng cách cảm nhận của riêng các em
- Dưới đây là một gợi ý nhỏ:
- Chọn ý kiến: bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước “chuẩn bị” cho một chữ sầu “đậu” xuống, kết đọng trong tâm.
- Lí giải: Chữ "sầu" đến như là một sự tất yếu nhưng không phải nó cứ tự “rơi” xuống một cách vô duyên. Nó là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Con người cô đơn đứng giữa cái nơi mà vốn nổi tiếng với những lần li biệt thì dẫu thế nào cũng khó có thể vui. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ nữa (khách li hương) càng không có cái lí gì ngăn được sự xuất hiện của chữ sầu. Chữ "sầu" trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.
3. Soạn bài Lầu Hoàng Hạc chương trình nâng cao
Câu 1: Lầu Hoàng Hạc được xem là một trong vài bài thơ Đường luật hay nhất ở thời Đường. Tuy vậy, ở bốn câu thơ đầu có nhiều chỗ không thật đúng luật: sự vận dụng linh động quy tắc “nhị tứ lục phân minh”, luật đối ngẫu, cách gieo vần, việc sử dụng điệp ngữ “Hoàng hạc”,… Những sự linh động đó đều có tác dụng làm nổi bật tình ý muốn diễn đạt. Ví dụ, việc sử dụng đối ngẫu trong hai câu thơ đầu – đúng ra không cần – là nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa cái đã ra đi mãi mãi với cái còn lại, cái vô cùng với cái hữu hạn, cái hư và cái thực, qua đó thể hiện một cách sinh động niềm nuối tiếc quá khứ và nỗi suy tư về hiện tại. Theo gợi ý trên, anh (chị) thử phân tích tác dụng của việc sử dụng điệp từ “hoàng hạc”. Mỗi từ “hoàng hạc” đã được đặt trong mối quan hệ với những từ khác (ví dụ, quan hệ giữa từ “hoàng hạc” thứ nhất với từ “tích nhân” ở cùng câu với từ “Hoàng Hạc” thứ hai ở câu sau; quan hệ giữa từ “hoàng hạc” ở câu thứ ba với hai từ “hoàng hạc” nói trên với từ “bạch vân” ở câu thứ tư). Có thể rút ra nội dung, ý nghĩa gì từ những quan hệ đó?
- Từ “Hoàng Hạc” được nhắc đến 3 lần trong 4 câu thơ có tác dụng: làm nổi bật sự đối lập giữa cái đã ra đi mãi mãi với cái còn lại, cái hữu hạn với cái vô hạn, giữa thực và hư…
- Quan hệ giữa từ “Hoàng Hạc” ở câu 1 với từ “tích nhân”: nhằm nhắc tới vẻ đẹp huyền thoại của lầu Hoàng Hạc.
- Quan hệ giữa từ “Hoàng Hạc” ở câu thứ 3 với các từ “Hoàng Hạc” ở trên và với từ “Bạch vân”ở dưới là để làm rõ cái xưa và nay, giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, cái lầu chơ vơ với thân phận nổi lênh đênh của kẻ tha hương.
Câu 2: Chỉ có thể cảm thụ tốt bài thơ nếu chia bài thơ ra làm hai phần. Rõ ràng cảnh sắc ở bốn câu thơ cuối có một số điểm khác so với cảnh sắc được miêu tả trong bốn câu thơ đầu: từ cõi tiên về cảnh tục, từ cấu tứ lấy ý làm chủ chuyển sang lấy cảnh làm chủ, từ trạng thái mông lung huyền ảo sang màu sắc tươi tắn hoặc rõ nét. Và về hình thức thơ, từ phá cách quay về tuân thủ nghiêm chỉnh luật thơ. Khác song không đột ngột, vì dù có miên man suy ngẫm về quá khứ, bị lôi cuốn mạnh mẽ bởi truyền thuyết, cõi tiên, thì rốt cuộc, tác giả vẫn quay về với hiện tại, và những vấn đề triết lí mà tác giả đặt ra trong phần đầu (quan hệ giữa con người và vũ trụ, giữa cái hữu hạn và cái vô cùng,…) là xuất phát từ hiện tại và vẫn mãi còn có ý nghĩa đối với hiện tại. Đó chính là mối liên hệ sâu kín giữa hai phần của bài thơ. Hãy lí giải vì sao những vấn đề triết lí được đặt ra trong phần đầu vẫn mãi còn ý nghĩa đối với hiện tại.
- Những vấn đề triết lí tác giả đặt ra ở 4 câu đầu vẫn có ý nghĩa với hiện tại ở 4 câu cuối là vì đây là dụng ý của tác giả. Nhà thơ muốn tạo ra sự nối tiếp của quá khứ với hiện tại, giữa cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy được.
Câu 3: Bài thơ miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời và con người. Nếu ở phần đầu tác giả chủ yếu “định vị” lầu Hoàng Hạc trong không gian – thời gian vĩ mô thì ở phần sau lại định vị trong không gian – thời gian cụ thể: tác giả đã miêu tả, biểu hiện sinh động những gì đã nhìn thấy, cảm thấy từ lầu Hoàng Hạc. Đó chính là cơ sở để tác giả thổ lộ một tình cảm có ý nghĩa nhân sinh gần gũi ở cuối bài: chiều hôm nhớ nhà.
4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Lầu Hoàng Hạc
Bài thơ Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu là bài thơ hay vì âm điệu uyển chuyển nhịp nhàng, lúc mau, lúc khoan, khi bổng khi trầm như ru hồn người ta theo với âm ba của những vần trong bài thơ. Để cảm nhận được cảnh sắc, tâm trạng và nhịp điệu của bài thơ mời các bạn cùng tham khảo một số bài văn mẫu sau: