Bài học hôm nay, Học 247 sẽ đưa các em đến với quan niệm sống Nhàn của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ đó ta thấy được nhân cách của tác giả qua bài thơ. Bên cạnh đó, bài học cũng sẽ dẫn dắt các em tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. Chúc các em gặt hái được nhiều kiến thức hay và bổ ích từ bài giảng Nhàn.
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên húy là Nguyễn Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, quê ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng ngày nay.
- Ông đỗ Trạng Nguyên, làm quan dưới triều Mạc (thế kỉ XVI). Làm quan được 8 năm, ông dâng sớ xin vua chém đầu 18 tên lộng thần. Không được chấp nhận, ông cao quan về quê, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân, mở trường dạy học, Khi về quê ông lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ.
- Ông là người có học vấn uyên thâm, có nhiều học trò nổi tiếng, được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dù đã cáo quan nhưng ông vẫn tham vấn cho triều đình nhà Mạc nên được phong tước Trình Quốc công, do đó ông có tên là Trạng Trình
b. Sự nghiệp thơ văn
- Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác giả lớn của văn học Việt Nam ở thế kỉ XVI. Tác phẩm gồm có:
- Tập thơ Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) gồm 700 bài, Bạch Vân quốc ngữ thi (chữ Nôm) gồm 170 bài.
- Thơ ông vừa phê phán những điều xấu xa trong xã hội cũ, vừa ca ngợi thú sống thanh nhàn mang đậm chất triết lí.
c. Bài thơ "Nhàn"
- Trích trong Bạch Vân quốc ngữ thi
- Thể thơ: Thơ Đường luật - thất ngôn bát cú
- Bố cục:
- 4 câu đầu: Cuộc sống nhàn
- 4 câu cuối: Triết lí về cách sống nhàn và nhân cách của nhà thơ
- Chủ đề: Bài thơ thể hiện quan niệm về sống nhàn: không quan tâm đến thế sự, sống an nhàn, hòa hợp với tự nhiên, không màng danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.
1.2. Đọc - hiểu văn bản
a. Cuộc sống nhàn (2 câu đề và 2 câu thực)
* Hai câu đề
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thần dầu ai vui thú nào.
- Điệp từ:“một”
- Liệt kê danh từ: “mai, cuốc, cần câu”
- Lặp cấu trúc: “Số từ" + "Danh từ”
- Nhịp: 2/2/3
→ Gợi nhịp điệu đều đặn, thong thả của cuộc sống
⇒ Lối sống bình dị, thuần hậu, vui thú với điền viên
- Từ láy“thơ thẩn”: gợi trạng thái thanh thản, an nhàn, vô sự trong lòng.
- Đối:
- Thơ thẩn >< vui thú
- “dầu ai”: mặc ai
→ Khẳng định lối sống đã lựa chọn → sự kiên định, không chút dao động, boăn khoăn khi lựa chọn cách sống cho riêng mình.
⇒ Một cung cách sống đời thường, giản dị, ung dung, thảnh thơi, không gợn chút suy tính, lo toan về danh về lợi
* Hai câu thực
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
- Hình ảnh hoán dụ biểu tượng:
- Nơi vắng vẻ: Nơi thiên nhiên tĩnh tại, xa lánh cuộc đời bon chen đố kị, tâm hồn thanh thản
- Chốn lao xao: Chốn cửa quyển “ra luồn vào cúi”, đua chen danh lợi, nhiều ràng buộc.
- Nghệ thuật đối:
- Ta - tìm nơi vắng vẻ (Tự do) >< Người - đến chốn lao xao (Ràng buộc)
- Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người Dại – Khôn → triết lí về Dại – Khôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ → Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm
→Khẳng định phương châm sống xa lánh nơi quyền quý, tìm nơi sống thoải mái, nhàn tản,gìn giữ nhân cách.
⇒ Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.
b. Triết lí về cách sống nhàn và nhân cách của nhà thơ (2 câu luận và 2 câu kết)
* Hai câu luận:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
- Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông
- Món ăn dân dã: măng trúc, giá
- Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao
→ phép đối + liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng
⇒ Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên
* Hai câu kết
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
- Điển tích: Rượu đến cội cây, sẽ uống, Phú quý tựa chiêm bao
- Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi
→ Khẳngđịnh lối sống mà mìnhđã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý
⇒ Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Đề: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Gợi ý làm bài
- Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ Nhàn và tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thân bài:
- Góc độ thứ nhất, Nhàn là bức chân dung cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
- Hai câu đầu thể hiện vẻ đẹp của ông trong cuộc sống thuần hậu: (Một mai, một cuốc, một cần câu,/Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.)
- Cụ Trạng về sống giữa thôn quê như một “lão nông tri điền”, với những công cụ quen thuộc của nhà nông: “mai” để đào đất, “cuốc” để xới đất, “cần câu” để câu cá. Cách sử dụng số từ : “Một…, một…, một…” cho thấy tư thế hoàn toàn chủ động, chu đáo và sẵn sàng của ông, hòa vào cuộc sống mới – cuộc sống của những người nông dân lam lũ, vất vả. Thái độ của Cụ Trạng hoàn toàn vui vẻ, không chút buồn phiền: “Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
- Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn mang đậm vẻ đạm bạc mà thanh cao: (Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,/Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.)
- Sự đạm bạc là ở những thức ăn quê mùa, dân dã: măng trúc, giá đỗ. Các món ăn đạm bạc, cây nhà lá vườn do chính bàn tay và sức lao động của Cụ Trạng làm ra. Không chỉ thế, ông sinh hoạt cũng như bao người dân quê khác: không cao sang, quyền quý, mà cũng tắm hồ, tắm ao…
- Đạm bạc mà không ảm đạm. Đạm bạc mà thanh cao. Cuộc sống thanh cao trong sự trở về với thiên nhiên, mùa nào thức ấy.
- Hai câu thơ là một bức tranh tứ bình về cảnh sinh hoạt với bốn mùa : xuân, hạ, thu, đông.
- Góc độ thứ hai, Nhàn là bức chân dung tâm hồn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn là người thẳng thắn, trung nghĩa. Vì dâng sớ xin vua chém mười tám tên lộng thần không được, nên ông cáo quan về quê sống, chứ không phải ông trốn tránh cuộc đời như nhiều người nghĩ. Nhờ vậy, chúng ta mới có dịp tìm hiểu con người ông qua Nhàn – một bài thơ được sáng tác khi ông đã rời bỏ chốn quan trường.
- Yêu thiên nhiên nên ông trở về sống với thiên nhiên. Yêu đến độ giữa con người và thiên nhiên không còn khoảng cách. Bốn mùa, mùa nào cũng có những ưu đãi cuộc sống thanh tao của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Về với thiên nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên là thoát ra ngoài vòng ganh đua của thói tục, không bị cuốn hút vào vòng xoáy danh lợi.
- Nhân cách của ông đối lập với danh lợi như nước với lửa: (Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/Người khôn người đến chốn lao xao.)
- “Nơi vắng vẻ” đối lập với “chốn lao xao”, “ta dại” đối lập với “người khôn”. Ta tìm nơi vắng vẻ là nơi không người cầu cạnh ta, ta cũng không cầu cạnh người, là nơi tĩnh tại của thiên nhiên, thảnh thơi của tâm hồn. Người đến chốn lao xao là đến chốn sang trọng, ngựa xe tấp nập, thủ đoạn, bon chen, mua danh bán tước…Thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự phủ nhận danh lợi : “Để rẻ công danh đổi lấy nhàn” (thơ Nôm, bài 13).
- Góc độ thứ 3, Nhàn là bức chân dung trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Cụ Trạng là người trí tuệ sáng suốt, tỉnh táo và uyên thâm. Ông tìm đến say để mà tỉnh: (Rượu đến cội cây ta sẽ uống/Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.)
- Ông tỉnh táo chọn lựa cho mình một nơi thư thái của tâm hồn “nơi vắng vẻ”, mặc cho người đời đua nhau tìm “chốn lao xao”. Như vậy không có nghĩa là ông thích cuộc sống nhàn hạ, thích hưởng thụ, thích xa lánh xã hội và cuộc đời. Ông chỉ muốn bảo toàn nhân cách trong sạch của mình giữa cuộc sống phàm tục, muốn tìm về với thiên nhiên xa rời danh lợi. Bởi ông nhận ra công danh, phú quý chỉ là giấc chiêm bao.
- Góc độ thứ nhất, Nhàn là bức chân dung cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
- Kết bài:
- Nhận xét đánh giá chung về bài thơ
- Khẳng định vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ qua bài thơ
3. Soạn bài Nhàn
Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bài thơ hay chứa đựng triết lí nhân sinh, quan niệm sống thanh cao của tác giả. Để hiểu hơn về bài thơ này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Nhàn.
4. Một số bài văn mẫu bài thơ Nhàn
Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ấn; sống cuộc sống an nhàn, thanh thơi. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ tiếng Hán “Bạch Vân am thi tập” và tập thơ tiếng Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Bài thơ “Nhàn“ được rút trong tập thơ “Bạch Vân am thi tập”. Để hiểu hơn về bài thơ này cùng như biết cách viết các dạng đề văn về tác phẩm, các em có thể tham khảo một số bài ca dao dưới đây:
-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247