YOMEDIA
NONE

Hồi trống Cổ Thành - La Quán Trung - Ngữ văn 10


Bài học giúp các em cảm nhận được tính cách nóng nảy nhưng ngay thẳng - một biểu hiện của lòng trung nghĩa của Trương Phi; lòng trung nghĩa của Quan Công cũng như tình anh em kết nghĩa vườn đào của họ. Thấy được ý nghĩa của vấn đề  “Trung thành hay phản bội” mà tác giả đã đặt ra trong đoạn trích. Học 247 chúc các em có thêm bài học hay và thú vị.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả La Quán Trung

  • La Quán Trung (1330 - 1400), tên La Bản, hiệu Hải Hồ Tản Nhân
  • Người vùng Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.
  • Tác giả chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử. Các tác phẩm tiêu biểu: Tuỳ Đường lưỡng triều chí chuyện, Tấn Đường Ngũ Đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện...
  • La Quán Trung là người kín đáo, cô độc, nhưng lại có hùng tâm. 

b. Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

  •  Hoàn cảnh sáng tác:
    • Gồm 120 hồi, ra đời vào đầu thời Minh (1368-1644), trong âm hưởng của cuộc đấu tranh chống nền thống trị Mông Nguyên, khôi phục nhà Hán.
  • Nội dung:
    • Kể chuyện 1 nước chia 3 gọi là “ Cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ (TK II, III) với cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến: Nguỵ- Thục - Ngô.
  •  Thể loại:
    • Tiểu thuyết chương hồi.
  • Tóm tắt tác phẩm: SGK trang 75.
  • Vị trí đoạn trích học: nửa sau hồi 28.
    • Trước đoạn trích: Sau thất thủ Từ Châu, Lưu Bị chạy sang Hà Bắc nương nhờ Viên Thiệu, Quan Vũ  túng thế phải ở với Tào Tháo nhưng với điều kiện nếu biết Lưu Bị ở đâu, sẽ lập tức ra đi. Khi nghe tin Lưu Bị ở với Viên Thiệu, Quan Vũ đã bỏ Tào, vượt năm cửa ải chém sáu tướng Tào (trong đó có Tần Kỳ, cháu Sái Dương). Trên đường đưa hai chị về với Lưu Bị, Quan Vũ bất ngờ gặp Trương Phi ở Cổ Thành.
    • Tóm tắt đoạn trích: Nghe tin Quan Vũ cùng hai chị đến, Trương Phi do hiểu nhầm và nóng nảy, lên ngựa quyết chiến với Quan Vũ. Tình cờ gặp lúc Sái Dương đuổi theo Quan Vũ để trả thù cho cháu, sự việc càng làm cho Trương Phi nghi ngờ. Hai anh em Quan- Trương đối chất. Trương Phi ra điều kiện bắt Quan Vũ phải lấy đầu Sái Dương để chứng minh. Trương giang tay giục trống. Quan Công lấy đầu Sái Dương như trở bàn tay. Nghe hai chị và tên lính nói, Trương Phi khóc lạy Quan Công.
  • Bố cục đoạn trích
    • Có thể chia làm 5 phần:
      • Đoạn 1: phần trình bày (từ đầu đến… bảo Trương Phi ra đón hai chị): Giới thiệu nhân vật, sự việc, hoàn cảnh.
      • Đoạn 2: phần khai đoạn (từ "Trương Phi từ khi… đến… cũng phải theo ra thành"):  Mâu thuẫn giữa Trương Phi và Quan Công bắt đầu.
      • Đoạn 3: phần phát triển (từ “ Quan Vũ trông thấy Trương Phi ra…   đến… Không phải quân mã là gì kia"): Các biến cố tiếp diễn.
      • Đoạn 4: phần đỉnh điểm (từ "Quan Công ngoảnh lại… đến… Thừa tướng đến bắt mày"): Sự xuất hiện của Sái D­ương.
      • Đoạn 5: phần mở nút (phần còn lại): Việc Quan Công chém rơi đầu Sái Dương.
  • Giá trị tác phẩm
    • Tư tưởng: 
      • Vạch trần bản chất tàn bạo, giả dối của giai cấp thống trị.
      • Phơi bày cục diện chính trị Trung Hoa, cát cứ phân tranh, cá lớn nuốt cá bé, chiến tranh liên miên
      • Cuộc sống loạn li, bi thảm của nhân dân và thể hiện mơ ước về một xã hội với những vua hiền, tướng giỏi. 
      • Gửi gắm khát vọng hoà bình, thống nhất và có một nền chính trị nhân đạo
    • Nghệ thuật: 
      • Giá trị lịch sử, quân sự. 
      • Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc từ hồi này sang hồi khác, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả các trận chiến sinh động và hấp dẫn.
      • Dùng mâu thuẫn để giải quyết mâu thuẫn.
      • Xây dựng được một thế giới nhân vật đông đảo, trong đó những nhân vật chính đều là những điển hình có cá tính sinh động, sắc nét

1.2. Tìm hiểu văn bản

a. Hoàn cảnh gặp gỡ của hai anh em Quan - Trương

  •  Không gian:
    • Trước cổng Cổ thành
  • Nhân vật:
    • Trương Phi và 1000 quân.
    • Quan Công, Châu Thương, Tôn Càn, hai phu nhân.

b. So sánh tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công

Phân biệt Trương Phi Quan Công
Giống nhau Đều là người trung nghĩa
Khác nhau Vội vàng, hấp tấp,nóng tính nhưng dứt khoát, thẳng thắn, cương trực, biết phục thiện. Bình tĩnh, từ tốn, độ lượng.

c. Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công

  • Trương Phi: 
    • Cách miêu tả trái ngược nhau:
      • Một Trương Phi nóng nảy, cương trực, đàng hoàng.
      • Trái ngược với Trương Phi hồn hậu, giàu tình cảm khi nhận ra sự thật.
    • Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và tính cách nhân vật: qua cử chỉ, hành động,ngôn ngữ, trong quan hệ với các nhân vật khác…
      • Hành động, cử chỉ: “Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”.
      • Ngôn ngữ: "hầm hầm quát: "mày đã bội nghĩa, còn mặt nào đến gặp tao nữa?""→ Ngôn ngữ nhân vật mang đậm nét tính cách vốn có: bộc trực, nóng nảy.
      • Quan hệ với các nhân vật khác: Tôn Càn, Cam phu nhân, Mi phu nhân ra sức thanh minh cho Quan Công nhằm ngăn hành động vội vàng của Trương Phi nhưng không làm Trương Phi thay đổi suy nghĩ. Chứng tỏ lúc này Trương Phi cũng cẩn trọng trong suy nghĩ chứ không phải nóng vội như bình thường nữa. Nguyên do vì đây là vấn đề hết sức hệ trọng, lời thề trung nghĩa đối với các đấng trư­ợng phu quả là thiêng liêng.
    • Phương pháp miêu tả thái cực: Trương Phi nóng nảy hết mức nhưng cũng rất giàu tình cảm.
  • Quan Công
    • Tác giả đặt nhân vật vào một tình huống giàu kịch tính.
    • Nhân vật được miêu tả qua ngoại hình, thái độ, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là qua hành động. Đoạn trích còn kể về nhiều nhân vật khác, những nhân vật này góp phần làm nền, tạo bối cảnh để làm nổi bật nhân vật chính.
    • Được miêu tả theo bút pháp cổ điển, với cách miêu tả thái cực. Được miêu tả đến mức điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.

d. Xung đột giữa Quan Công và Trương Phi

  • Nguyên nhân
    • Trương Phi: Trương Phi nghĩ rằng Quan Công là kẻ phản bội lời thề→ Bất trung.
    • Quan Công: Làm công việc vì chủ tướng (theo dưới trướng Tào Tháo để bảo vệ 2 chị) nhưng lại trái với khí phách của người anh hùng.
  • Sự phát triển của xung đột:

Sự phát triển của xung đột giữa Quan Công và Trương Phi

  • Giải quyết xung đột:

Giải quyết xung đột giữa Quan Công và Trương Phi

e. Ý nghĩa Hồi trống Cổ thành

  • Hồi trống thách thức
  • Hồi trống minh oan
  • Hồi trống đoàn tụ

⇒ Hồi trống thể hiện không khí hào hùng của chiến trận, là hồi trống thúc giục tinh thần chiến đấu, ca ngợi tài đức của các anh hùng. Đó là hồi trống thể hiện niềm vui, khẳng định niềm tin và ngợi ca chiến thắng. 

f. Nghệ thuật của đoạn trích 

  • Sử dụng nhiều từ cổ 
  • Về cách xây dựng nhân vật: sử dụng nghệ thuật xây dựng các nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng.
  • Tính cách nhân vật được thể hiện qua hành động và lời nói. 
  • Về tình huống truyện: xây dựng những tình huống xung đột kịch tính, tạo nên sự hấp dẫn, hồi hộp cho đoạn trích. Tình tiết truyện được đẩy nhanh, diễn biến căng thẳng. 
  • Nghệ thuật kể chuyện: thể hiện nghệ thuật kể chuyện theo kiểu tiểu thuyết chương hồi. 

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề:  Chỉ qua một đoạn trích ngắn là Hồi trống cổ Thành nhưng hai nhân vật Quan Công và Trương Phi đã được tác giả khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp sáng ngời về lòng tín nghĩa, sự trung thực và chân thành của tình anh em. Là tiểu thuyết khai thác đề tài trận mạc nhưng Tam quốc diễn nghĩa đã để lại rất nhiều bài học về đạo lí, về lối sống, lối ứng xử của người quân tử phương Đông, lấy quy chuẩn luân lí nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho giáo làm mực thước.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài:
  • Hồi trống cổ Thành là tên do người biên soạn đặt cho đoạn trích giữa hồi thứ 28 bộ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung.
  • Trong truyện có rất nhiều nhân vật, nhưng nổi bật và gây ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là Tào Tháo, Quan Công và Trương Phi.
  • Nội dung đoạn trích kể về cuộc “đụng độ” dặc biệt do hiểu lầm giữa Quan Công và Trương Phi ở cổ Thành. Qua đó phản ánh tính cách nóng nảy nhưng tuyệt vời trung nghĩa của Trương Phi và ý nghĩa sâu xa của hồi trổng cổ Thành.
2. Thân bài:
  • Tóm tắt nội dung.
  • Các nhân vật trong đoạn trích :
    • Trương Phi:
      • Cá tính cương trực, nóng nảy nhưng cũng rất giàu tình cảm và biết phục thiện.
    • Quan Công:
      • Từ tốn và độ lượng. 

→ Điều thú vị là tác giả đặt Quan Công trong quan hệ đối sánh với Trương Phi Người đời đánh giả Quan Công là tuyệt nghĩa (trung nghĩa với vua và tín nghĩa với anh em, bạn bè). Tuy nhiên, trong đoạn trích Hồi trống cổ Thành, nhân vật Quan Công đóng vai trò làm nền để tinh cách Trương Phi nổi bật.

  • Ý nghĩa của Hồi trống cổ Thành:
    • Điếu kiện nghiệt ngã mà Trương Phi đưa ra lả sau ba hồi trống, quan Công phải chém rơi đầu Sái Dương có vai trò của một quan toà phán xét về lòng trung thành hay phản bội của Quan Công. Ở đây, mâu thuẫn trong đoạn trích đã được tác giả đẩy lên điểm đỉnh. Quan Công phải chịu rất nhiều áp lực (thời gian quá ngắn, Sái Dương rất giỏi, lại đang vì hiểu lầm mà ôm mối thù lớn với Quan Công...).
    • Quyết tâm minh oan đã làm tăng thêm ý chí và sức mạnh của Quan Công. Chỉ sau một hồi trống, Quan Công đã chém đầu Sái Dương rơi xuống đất. Đây là điều bất ngờ lớn nhất làm cho tất cả mọi người kinh ngạc (Dẫn chứng).
    • Biểu tượng của lòng trung nghĩa, thái độ công minh chính trực và lòng dũng cảm phi thường. 
3. Kết bài
  • Qua đoạn trích, tính cách của hai nhân vật Trương Phi và Quan Công đã được tác giả khắc hoạ nổi bật, tiêu biểu cho vẻ đẹp sáng ngời của lòng tín nghĩa, sự trung thực vồ chân thành của tình anh em.
  • Để lại nhiều bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí, cách ứng xử của các bậc chính nhân quân tử, lấy luân lí nhân, nghĩa, lễ, tri tín của Nho giáo làm quy chuẩn và mực thước. Điều đó góp phần tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ vồ giá trị lâu dài của tác phẩm bất hủ này.

3. Soạn bài Hồi trống Cổ Thành

La Quán Trung là một nhà văn lớn của nền văn học Trung Quốc, tên tuổi của ông gắn liền với những tác phẩm mang tính dã sử, nổi bật nhất phải kể đến Tam quốc diễn nghĩa. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử đồ sộ và có giá trị nhất của nền văn học Trung Quốc. Đoạn trích Hồi trống cổ thành cũng là một đoạn trích tiêu biểu thể hiện được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn La Quán Trung. Để nắm được nội dung bao quát của toàn văn bản, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Hồi trống Cổ Thành.

4. Một số bài văn mẫu về Hồi trống Cổ Thành

Để viết được một bài văn hay về bài Hồi trống Cổ Thành, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Hồi trống Cổ Thành

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON