YOMEDIA
NONE

Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm - Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Mái trường là nơi gắn bó với mỗi người suốt quãng đời học sinh với bao kỉ niệm. Đến lức phải chia xa, mỗi người sẽ cảm thấy lưu luyến, bồi hồi. HOC247 xin giới thiệu đến các em bài học Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về tác phẩm. Qua đó, cảm nhận được tình cảm của tác giả với nhân vật "em" và những kỉ niệm về ngôi trường xưa. Chúc các em có nhiều kiến thức lí thú!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Hoàng Nhuận Cầm

Chân dung tác giả Hoàng Nhuận Cầm

- Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, sinh ngày 7/2/1952. Quê gốc: xã ĐÔng Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1969, Hoàng Nhuận Cầm học khoa Ngữ văn, Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. 

- Phong cách nghệ thuật: Bình dị, xúc động, trẻ trung, sôi nổi

- Tác phẩm chính: Mùi cỏ cháy (phim), Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu, Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến, Viên xúc xắc mùa thu.

1.1.2. Tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

a. Xuất xứ

- Tác phẩm được in trong tập thơ “Xúc xắc mùa thu”.

b. Thể loại

- Thơ tự do.

c. Bố cục 

Có thể chia làm ba phần:

- 2 khổ thơ đầu: nỗi nhớ tình yêu đầu tiên

- 4 khổ thơ tiếp: nỗi nhớ bạn bè và thầy cô năm xưa

- 2 khổ thơ còn lại: cảm xúc của nhân vật trữ tình

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nỗi nhớ về nhân vật “em”

- Nghệ thuật nhân hóa “tiếng thở” của thời gian kết hợp từ tượng thanh “rất khẽ”

- “Hoa súng tím”, “chùm phượng”, “cánh ve” gợi không gian mùa hè

- Hoa súng, cánh ve, phượng hồng đều là những sự vật gợi nhắc đến mùa hè và tuổi học trò. Dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình đang trôi về mùa hè năm ấy, mùa hè đầu tiên anh biết yêu.

- Hai câu thơ như dâng đầy nỗi nhớ da diết và sự tiếc nuối của tác giả về những năm tháng của quá khứ đã trôi theo dòng chảy của thời gian. Bên cạnh đó, khi đọc những vần thơ này, người đọc cũng cảm nhận được sự đồng cảm và bất giác nhớ lại những kỉ niệm đã qua của bản thân.

1.2.2. Nỗi nhớ về ngôi trường cũ

Hình ảnh ngôi trường xưa với những hoài niệm đẹp

- Nghệ thuật nhân hóa “sân trường bâng khuâng” gợi ra một không gian trường học còn vô vàn những lưu luyến

- Câu thơ ngắt dòng với dấu chấm ở giữa câu “Sân trường đêm. Rụng xuống lá bàng đêm”

--> Không gian tĩnh lặng bỗng xao động bởi lá bàng rơi xuống. Phải chăng lúc lá bàng rơi cũng chính là dòng cảm xúc của tác giả trôi về khoảng sân trường năm ấy với nỗi nhớ ra diết tuổi học sinh của mình.

- Điệp từ “nỗi nhớ” được lặp lại 3 lần là sự dồn dập của cảm xúc

- Đoạn hội thoại xuất hiện ở khổ thơ 5 gợi về những kỉ niệm nơi lớp học

- Những kỉ niệm về ngôi trường cũ chợt ùa về trong tôi. Cảm xúc bồi hồi, xao xuyến xen lẫn những tiếc nuối về một thời học sinh đã qua. Đó là những năm tháng học trò đầy hồn nhiên và vui tươi. Vẫn mãi còn đó những hình ảnh của thầy cô, bạn bè, lớp học, sân trường và bóng cây,... Tất cả dù đã xa, song luôn là kí ức đẹp và không bao giờ phai mờ.

1.2.3. Hình ảnh "Chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ

- Hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ là một hình ảnh mang tính tượng trưng.

- Đó là tình yêu đầu, là tuổi học trò, là quãng thời gian đẹp đẽ và cũng là một con người khác của tác giả - một người của thời ngây ngô, trong sáng. 

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản tái hiện kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò bên trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của mình. Tình cảm ấy thật trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Từ ngữ bộc lộ cảm xúc

- Câu đặc biệt 

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ), trình bày suy nghĩ về những ngày sắp rời xa mái trường.

Hướng dẫn giải:

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

-Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: suy nghĩ về những ngày sắp rời xa mái trường.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những gợi ý sau:

- Trường học là nơi lưu dấu những kỷ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè, về tình yêu

- Cảm xúc bâng khuâng, tiếc nuối và trân trọng những kỷ niệm đẹp

- Đó là hành trang  quý giá để mỗi người bước vào đời

Lời giải chi tiết:

Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những phút gặp gỡ và chia xa. Nhưng chẳng có cuộc gặp gỡ và chia xa nào đẹp nhất, trong sáng nhất của đời người bằng thời áo trắng đến trường cả. Trường học là nơi lưu dấu những kỷ niệm đẹp về thầy cô, bạn bè, về tình yêu… Với tôi đó là phút giây tôi được gặp những người bạn mới; ngôi trường mới và khi phải chia xa ngôi trường đó, những thứ nơi đó đó là một niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn. Tôi cũng đã và đang sống trong cảm giác như vậy. Nhớ hơn bốn năm về trước khi tôi chỉ là một cô bé lớp 5 chuẩn bị xa mái trường cấp I, tôi đã chẳng hề buồn, chẳng suy nghĩ lo âubởi trong tiềm thức của tôi sự chia tay là một khái niệm xa lạ lắm có, tôi nghĩ cứ lên cấp II thể nào chúng ta chẳng gặp lại bạn cũ. Và ba tháng hè đã trôi qua trong suy nghĩ miên man như vậy, tôi không háo hức , không mong chờ ngày tựu trường bởi đấy có phải lần đầu tiên đối với tôi đâu! Tôi sẽ không cố tưởng tượng ra một buổi chia tay đầy nước mắt sầu thẳm đâu. Đối với tôi, tôi mang rằng đó như là “cuộc chia li chói ngời sắc đỏ”, vẫn tin vào ngày mai với một niềm hi vọng mãnh liệt, ở ngôi trường mới sẽ có những người bạn, thầy cô yêu thương mình như một gia đình.

Lời kết

- Học xong bài Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm, các em cần nắm:

+ Phân tích nỗi nhớ về nhân vật “em” của tác giả

+ Phân tích nỗi nhớ về ngôi trường cũ của tác giả

+ Cảm nhận được ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá đầu tiên trong bài thơ

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm là bài thơ viết về những hoài niệm của tác giả về nhân vật "em" và ngôi trường cũ, qua đó thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về thời học sinh đã qua. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số văn mẫu bài Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Chiếc lá đầu tiên - Hoàng Nhuận Cầm là những cảm xúc dạt dào, lưu luyến của tác giả về khoảng thời gian tươi đẹp tuổi học trò, đọng lại trong tâm trí người đọc những hoài niệm về một thời học sinh đã qua của mình. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF