Ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề nóng hổi và ngày càng phát sinh nhiều vấn đề cần được giải quyết. Với nội dung Bài 3: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên châu Âu các em sẽ cùng tìm hiểu thực trạng, biện pháp nhằm bảo vệ môi trường nước, không khí và đa dạng sinh học. HOC247 mời các em tham khảo nội dung bài học ngay bên dưới nhé!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Bảo vệ môi trường nước
- Thực trạng:
- Nguồn nước phong phú, 88% là nước sông và nước ngầm, nước hồ chiếm 12%. Nông, lâm, ngư nghiệp sử dụng nhiều nước nhất, chiếm hơn 60% tổng lượng nước ngọt sử dụng hằng năm ở châu Âu.
- Nguồn nước đang bị ô nhiễm chỉ còn 44% nước sông, hồ và 75% lượng nước ngầm đạt chất lượng tốt.
- Biện pháp bảo vệ môi trường nước:
- Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống.
- Cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.
- Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp
- Nâng cao ý thức người dân.
- Kết quả thực hiện:
- Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế
- Giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm như chất hóa học, chất thải rắn, ... cung cấp đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất
1.2. Bảo vệ môi trường không khí
- Châu Âu đã triển khai các biện pháp để làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.
- Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên, ... trong sản xuất điện
- Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp
- Xây dựng các khu phát thải thấp ở thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô ở châu Âu để hạn chế khí thải
- Phát triển nông nghiệp sinh thái
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
- Kết quả thực hiện
- Tỉ lệ các chất gây ô nhiễm đều giảm.
- Chất lượng môi trường không khí được cải thiện, mức độ ô nhiễm giảm dần
1.3. Bảo vệ đa dạng sinh học
Tỉ lệ che phủ rừng bình quân của châu Âu và một số quốc gia châu Âu, năm 2020
Tỉ lệ che phủ rừng (%) | |
Châu Âu | 35 |
Phần Lan | 66 |
Thụy Điển | 63 |
Đức | 32 |
I-ta-li-a | 32 |
Pháp | 31 |
- Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng đối với châu Âu, nhất là rừng và biển.
- Vai trò của rừng:
- Điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học
- Cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, đồ dân dụng, ...
- Nguồn lợi sinh vật biển đa dạng đã thúc đẩy sự phát triển ngành thủy sản ở châu Âu
- Thực trạng: Đa dạng sinh vật suy giảm; nhiều loại động, thực vật bị sụt giảm về số lượng
- Biện pháp:
- Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên
- Áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản
- Quản lí rừng chặt chẽ
- Xây dựng vành đai xanh quanh khu đô thị
- Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng
- Kết quả: Rừng ngày càng mở rộng, nhiều loài sinh vật được bảo tồn, trồng cây xanh hóa đô thị, tạo sự phát triển bền vững, ...
Bài tập minh họa
Câu 1: Nêu vai trò của rừng?
Hướng dẫn giải
- Rừng góp phần điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, bảo vệ đa dạng sinh học; cung cấp gỗ cho sản xuất giấy, đồ dân dụng, ...
Câu 2: Nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ đa dạng sinh học?
Hướng dẫn giải
- Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên
- Áp dụng các quy định nghiêm ngặt trong đánh bắt thủy sản
- Quản lí rừng chặt chẽ
- Xây dựng vành đai xanh quanh khu đô thị
- Áp dụng các quy định bảo tồn thành phần loài và môi trường sống của chúng
Luyện tập Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh trình bày được một số vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. 12%
- B. 88%
- C. 60%
- D. 50%
-
- A. Ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.
- B. Ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, hàn đới, địa trung hải.
- C. Ôn đới hải dương, ôn đới gió mùa, hàn đới, địa trung hải.
- D. Ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, cực đới, địa trung hải.
-
- A. 32
- B. 30
- C. 66
- D. 63
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi mục 1 trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục 2 trang 106 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục 3 trang 107 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 108 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 3 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!