Để giúp các em nắm vững diễn biến cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa ở vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, HOC247 mời các em tham khảo nội dung chi tiết Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Chúc các em học tốt và củng cố kiến thức hiệu quả nhé!
Tóm tắt lý thuyết
Hình 21.1. Sông Gianh (Quảng Bình)
1.1. Diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
- Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, trên vùng đất thuộc Vương quốc Chăm-pa, chiến tranh thường xuyên xảy ra giữa Chăm-pa với hai nước láng giềng là Cam-pu-chia và Đại Việt. Năm 1069, vào thời Lý, sau một cuộc chiến, vua Chăm-pa đã nhường lại ba châu là Bố Chính, Địa Lý (Quảng Bình) và Ma Linh (phía bắc tỉnh Quảng Trị) cho Đại Việt. Từ năm 1113 đến năm 1220, chiến tranh giữa Chăm-pa và Cam-pu-chia kéo dài hơn 100 năm, trong đó có hai lần Cam-pu-chia chiếm đóng kinh đô của Chăm-pa lúc bấy giờ là Vi-giay-a (Viaya, Bình Định).
- Cuối thế kỉ XIII, Chăm-pa cùng với Đại Việt kháng chiến chống quân Mông Nguyên và thiết lập mối quan hệ hòa hiếu. Năm 1306, vua Chăm-pa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt. Chế Mân đã cắt châu Ô, châu Ri (phía nam Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) làm sính lễ. Năm 1307, châu Ô, châu Rí đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa.
- Nửa sau thế kỉ XIV đến cuối thế kỉ XV, những xung đột giữa hai nhà nước phong kiến Chăm-pa và Đại Việt lại tái diễn, dẫn đến sự sáp nhập dần các vùng Chiêm Động (Quảng Nam), Cổ Luỹ (Quảng Ngãi) và Vi-giay-a (Bình Định) vào Đại Việt. Lãnh thổ Chăm-pa bị thu hẹp dần, chỉ còn từ phía nam đèo Cả đến sông Dinh (Bình Thuận).
- Từ lưu vực sông Đồng Nai trở vào không có dấu chân người.
- Vào thế kỉ VII, Vương quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp xâm chiếm.
- Vào thời kì Ăng-co, triều đình chỉ tập trung phát triển vương quốc ở khu vực Biển Hồ
Hình 21.2. Lễ hội đền Huyền Trân công chúa (Thừa Thiên Huế)
Hình 21.3. Núi Đá Bia - ranh giới phía nam của nước Đại Việt cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI (nay thuộc tỉnh Phú Yên)
1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
- Việc trồng lúa vẫn tiếp tục giữ vai trò nuôi sống dân Chăm-pa và những lớp dân di cư từ Đại Việt vào phía nam sau thế kì X. Một số nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển như làm đồ gốm và dệt vải, đóng thuyền, ... Bên cạnh đó, các cộng đồng cư dân ven biển còn buôn bán sản vật, trao đổi hàng hoá với thương nhân nước ngoài.
- Từ thể kỉ XI đến thế kỉ XV, triểu đình phong kiến Đại Việt đã tổ chức nhiều đợt di dân vào vùng đất phía Nam.
- Từ Quảng Bình đến Phú Yên, người Việt và người Chăm cùng sinh sống hoà thuận, tạo nên những cộng đồng cư dân mới, hoà nhập về văn hoá. Đời sống yên bình nên dân số tăng nhanh vào thế kỉ XV.
- Khi đến cư trú ở vùng đất mới, người Việt tôn trọng và tiếp thu tín ngưỡng của người Chăm. Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hoà nhập giữa hai nền văn hoá xuất hiện. Nhiều đền, tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người Việt và người Chăm.
Hình 21.6. Hình ảnh những con thuyền của người Chăm khắc trên tường ở đền Ăng-co Vát (Cam-pu-chia, thế kỉ XII)
Hình 21.9. Tháp Nhạn (Phú Yên, thế kỉ XI)
Bài tập minh họa
Câu 1: Nhờ đâu mà nghề đánh bắt cá vẫn được duy trì và phát triển?
Hướng dẫn giải
Nhờ biển khơi và kĩ thuật đóng thuyền nên nghề đánh bắt cá phát triển từ trước thế kỉ X, vẫn tiếp tục là một ngành kinh tế quan trọng của dân cư trong thời kì này.
Câu 2: Hoàn thành các mốc thời gian sau:
Năm _______, vua Chăm-pa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt.
Năm _______, châu Ô, châu Rí đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa.
Hướng dẫn giải
Năm 1306, vua Chăm-pa là Chế Mân kết hôn với công chúa Huyền Trân của Đại Việt.
Năm 1307, châu Ô, châu Rí đổi tên thành châu Thuận, châu Hóa.
Luyện tập Bài 21 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh nêu được diễn biến cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa ở vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 21 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 21 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 21 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo Chương 5 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi mục 1 trang 93 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục 2 trang 94 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 1 trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập 2 trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 95 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 21 Lịch sử và Địa lí 7 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!