YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng Amazon


Nội dung bài giảng của Bài 17: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ, khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng Amazon khép lại nội dung Chương 4 Lịch sử và Địa lí 7 Chương trình Kết nối tri thức với nhiều kiến thức hay và độc đáo. Trong bài học này, các em sẽ được tìm hiểu về đặc điểm dân cư, xã hội khu vực Trung và Nam Mĩ đồng thời nghiên cứu về vấn đề khai thác, bảo tồn rừng A-ma-dôn. Để đi sâu vào tìm hiểu chi tiết, HOC247 mời các em theo dõi nội dung ngay bên dưới nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm dân cư, xã hội

a) Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ

- Cư dân Trung và Nam Mỹ có nhiều nguồn gốc khác nhau: người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (chủ yếu đến từ Tây Ban Nha và Bỏ Đào Nha) và người gốc Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it.

- Hiện nay, phần lớn dân cư Trung và Nam Mỹ là người lai do sự hợp huyết giữa người gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người gốc Phi và người Anh-điêng. Sự hoà trộn này đã tạo nên nền văn hoá Mỹ La-tinh độc đáo, đồng thời là sự tương đồng về dân cư và xã hội giữa các nước Trung và Nam Mỹ.

b) Vấn đề đô thị hóa

Hình 1. Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở Trung và Nam Mỹ năm 2020

- Trung và Nam Mỹ là khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới. Tỉ lệ dân đô thị khoảng 80% số dân (năm 2020). Ở một số nơi của Trung và Nam Mỹ quá trình đô thị hoá mang tính tự phát đã làm nảy sinh nhiều vần đề xã hội như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm, ...

c) Văn hóa Mỹ La-tinh

- Cư dân bản địa Trung và Nam Mỹ có nhiều nền văn hóa cổ nổi tiếng như: văn hóa May-a, văn hóa In-ca, văn hóa A-dơ-tếch.

- Hằng năm, ở đây có rất nhiều lễ hội đặc sắc: Ca-na-van, Ô-ru-rô, La-ti-nô, Pa-rin-tin, ... Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.

Hình 2. Thành phố cổ Ma-chu Pi-chu của người In-ca ở Pê-ru

Hình 3. Lễ hội Ca-na-van (Bra-xin)

1.2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

a) Đặc điểm rừng A-ma-dôn

- Rừng A-ma-dôn có diện tích hơn 5 triệu km2, là rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới, phân bố chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.

- Rừng có sinh vật phong phú, nhiều tầng. Tầng vượt tán là loài thân gỗ cao 50 – 60m. Tầng tán là cây gỗ cao 30 – 45m. Tầng dưới là cây bụi, thảo mộc, cây gỗ nhỏ, dây leo. Thảm tươi là các loài cây ưa tối.

- Động vật trong rừng phong phú, gồm các loài sống trên cây, leo trèo giỏi, chim, côn trùng, các loài dưới nước.

- Rừng A-ma-dôn được coi là “lá phổi xanh” của Trái Đất, dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.

b) Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

- Trong nhiều năm qua, con người đã khai phá rừng A-ma-dôn đề lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản và làm đường giao thông khiến diện tích rừng A-ma-dôn bị suy giảm. Bên cạnh đó, các vụ cháy rừng cũng làm diện tích rừng mất đi đáng kể.

Diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 - 2019

Năm 1970 1990 2000 2010 2019
Diện tích (triệu km2) 4,0 3,79 3,6 3,43 3,39

Hình 4. Rừng A-ma-dôn bị tàn phá để lấy đất canh tác

Hình 5. Cháy rừng A-ma-dôn ở Bra-xin năm 2020

- Bảo vệ rừng A-ma-dôn là nhiệm vụ cấp bách và quan trọng trong bối cảnh diện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng. Các quốc gia trong khu vực rừng A-ma-dôn đã có nhiều biện pháp bảo vệ rừng: tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng; trồng phục hồi rừng; tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ thuộc các chủng tộc nào?

Hướng dẫn giải:

- Cư dân Trung và Nam Mỹ có nhiều nguồn gốc khác nhau: người Anh-điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it, người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it (chủ yếu đến từ Tây Ban Nha và Bỏ Đào Nha) và người gốc Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it.

Bài tập 2: Diện tích rừng A-ma-dôn mất đi do những nguyên nhân nào?

Hướng dẫn giải:

- Diện tích rừng A-ma-dôn mất đi do con người đã khai phá rừng A-ma-dôn đề lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản và làm đường giao thông; ngoài ra còn do các vụ cháy rừng trên diện rộng cũng ảnh hưởng đến diện tích rừng A-ma-dôn.

Luyện tập Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Trình bày được đặc điểm nguồn gốc dân cư Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hoá, văn hoá Mỹ La-tinh.

- Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn.

- Phân tích được vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên thông qua trường hợp rừng A-ma-dôn.

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 17 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi mục 1a trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1b trang 152 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1c trang 154 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 154 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 155 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 155 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 155 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 17 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON