Để giúp các em tìm hiểu về sự phân hóa thiên nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ theo nhiều hướng khác nhau, HOC247 mời các em tham khảo nội dung bài giảng của Bài 16: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ. Qua đó, giúp các em hiểu rõ hơn về sự đa dạng và biến đổi của thiên nhiên theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo chiều cao. Chúc các em học tốt và đạt được nhiều kết quả cao trong học tập!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam
Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ có sự phân hoá theo chiều bắc – nam thể hiện ở sự khác biệt về khí hậu và cảnh quan:
- Đới khí hậu xích đạo: nóng ẩm với rừng mưa nhiệt đới phát triển trên diện rộng.
- Đới khí hậu cận xích đạo: phân hóa thành hai mùa mưa - khô rõ rệt với rừng thưa nhiệt đới.
- Đới khí hậu nhiệt đới: nóng, mưa giảm dần từ đông sang tây, cảnh quan thay đổi theo lượng mưa, từ rừng nhiệt đới ẩm đến xa van cây bụi và hoang mạc.
- Đới khí hậu cận nhiệt: mùa hạ nóng, mùa đông ấm ẩm, với rừng cận nhiệt và thảo nguyên rừng, một số nơi có hoang mạc và bán hoang mạc.
- Đới khí hậu ôn đới: mát mẻ với rừng hỗn hợp và bán hoang mạc.
Hình 1. Hoang mạc A-ta-ca-ma ở Chi-lê
Hình 2. Bản đồ các đới và kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mỹ
1.2. Sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông - tây
- Khu vực Trung Mỹ: phía đông và các đảo có lượng mưa nhiều nên chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, phía tây mưa ít hơn nên chủ yếu là xa van, rừng thưa.
- Khu vực Nam Mỹ, sự phân hoá đông – tây thể hiện rõ rệt ở địa hình:
- Phía đông là sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.
- Ở giữa là đồng bằng phù sa rộng và bằng phẳng, khí hậu xích đạo và cận xích đạo nóng ẩm, rừng mưa nhiệt đới. Một số đồng bằng nhỏ mưa ít hơn có xa van, cây bụi.
- Phía tây là vùng núi cao xen giữa thung lũng, cao nguyên, thiên nhiên khác biệt giữa hai sườn đông – tây.
Hình 3. Xa-van ở đông nam Bra-xin
1.3. Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều cao
- Thiên nhiên miền núi An-đét thay đổi theo chiều cao khá rõ nét
- Ở dưới thấp, vùng Bắc và Trung An-đét thuộc các đới khí hậu nóng và ẩm ướt, có rừng mưa nhiệt đới; vùng nam An-đét thuộc khí hậu ôn hòa, phát triển rừng cận nhiệt và ôn đới.
- Các đai thực vật có sự thay đổi theo độ cao do ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm.
Hình 4. Sườn đông dãy An-đét qua lãnh thổ Pê-ru
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Trình bày hiểu biết về hoang mạc A-ta-ca-ma?
Hướng dẫn giải:
Hoang mạc A-ta-ca-ma nằm ở phía tây của dãy An-đét, từ 22oN đến 27oN. Lượng mưa ở đây rất thấp, có nơi nhiều năm liền không mưa. A-ta-ca-ma được coi là hoang mạc khô cằn nhất thế giới.
Bài tập 2: Các đai thực vật có sự thay đổi theo độ cao do ảnh hưởng của nhân tố nào và được phân bố như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Các đai thực vật có sự thay đổi theo độ cao do ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm, càng lên cao các loài ưa nóng giảm dần, các loài ưa mát, lạnh phổ biến hơn.
Luyện tập Bài 16 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh trình bày được sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây, theo chiều bắc - nam và theo chiều cao (trên dãy núi An-đét).
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 16 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 16 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. Pa-na-ma.
- B. Lap-la-ta.
- C. Pam-pa.
- D. A-ma-zon.
-
- A. Diện tích lưu vực nhỏ nhất thế giới.
- B. Lượng nước lớn nhất thế giới.
- C. Dài nhất thế giới.
- D. Ngắn nhất thế giới.
-
- A. Dòng biển lạnh.
- B. Dòng biển nóng.
- C. Do hoàn lưu khí quyển.
- D. Do ảnh hưởng của địa hình.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 16 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi mục 1 trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 2 trang 151 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục 3 trang 151 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập trang 151 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 151 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 16 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!