YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên


Đến với nội dung Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, các em sẽ cảm nhận được tinh thần chống giặc kiên cường, bất khuất của quân và dân ta thông qua các trận đánh lịch sử chống quân Mông Cổ và quân Nguyên. Đồng thời, các em còn được tìm hiểu chi tiết nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. Chúc các em học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

- Từ cuối năm 1257, quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược Đại Việt. Nhà Trần đã chủ động đề ra kế hoạch đối phó: tăng cường phòng thủ ở biên giới, chuẩn bị lực lượng, vũ khí,...

Hình 1. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258

Diễn biến chính:

- Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

- Vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc). Trước thế giặc mạnh, quân ta tạm rút lui để bảo toàn lực lượng.

- Nhà Trần thực hiện "vườn không nhà trống", quân Mông Cổ chiếm được Thăng Long nhưng chỉ chiếm được một tòa thành trống rỗng.

- Trước tình cảnh khó khăn của quân giặc, nhà Trần mở cuộc tấn công quyết định vào Đông Bộ Đầu (Hà Nội ngày nay). Quân Mông Cổ thua trận, rút chạy khỏi Thăng Long, đến phủ Quy Hóa (khoảng khu vực các tỉnh Yên Bái, Lào Cai ngày nay) lại bị dân bình địa phương chặn đánh

⇒ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

1.2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

- Tháng 1-1285, hơn 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan tổng chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Trần Quốc Tuấn cho lui quân đóng ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

Hình 2. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285

- Trước thế giặc mạnh, quân Trần lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nam Định). Nhân dân ở Thăng Long thực hiện lệnh "vườn không nhà trống" của triều đình.

- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Đồng thời, Thoát Hoan cho quân đánh xuống phía nam, tạo thành thế "gọng kìm" hòng tiêu diệt nhà Trần.

- Quân dân nhà Trần kiên cường chiến đấu, phá vỡ kế hoạch của giặc. Quân Nguyên buộc phải rút về Thăng Long chờ tiếp viện trong tình cảnh thiếu lương thực.

- Tháng 5-1285, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín, Hà Nội) và tiến vào giải phóng Thăng Long. Quân giặc phải rút chạy về nước.

⇒ Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

1.3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

- Cuối tháng 12/1287, sau hai lần thất bại thảm hại, khoảng 50 vạn quân Nguyên tiến vào nước ta theo hai đường thủy, bộ tấn công Đại Việt lần thứ 3.

Nhà Trần tiếp tục tích cực chuẩn bị kháng chiến

- Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đánh đắm, số còn lại bị quân ta chiếm.

- Đầu năm 1288, Thoát Hoan kéo quân vào kinh thành Thăng Long nhưng vẫn trúng kế “vườn không nhà trống” của nhà Trần nên lâm vào tình thế khó khăn. Do đó, Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ.

- Nhà Trần quyết định mở cuộc phản công, bố trí trận địa mai phục tại vùng cửa sông Bạch Đằng dưới sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn

  • Tháng 4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quân Trần bố trí, Ô Mã Nhi bị bắt sống.
  • Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh.

⇒ Trận Bạch Đằng đại thắng. Cánh quân bộ trên đường cũng rút lui bị quân dân nhà Trần đánh cho tan tác. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288 kết thúc thắng lợi.

Hình 3. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 - 1288

1.4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên

a) Nguyên nhân thắng lợi

- Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt.

- Nhà Trần đã đề ra kế hoạch đánh giặc đúng đắn và sáng tạo: chủ động chuẩn bị kháng chiến, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu…

- Các cuộc kháng chiến của quân dân nhà Trần đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của vua Trần Thái Tông, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông và các danh tướng như: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, ...

Hình 4. Tượng đài Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo (Khu di tích Bạch Đằng Giang, Hải Phòng)

b) Ý nghĩa lịch sử

- Đập tan ý chí xâm lược và tham vọng của quân Mông - Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Viết tiếp trang sử chống giặc ngoại xâm hào hùng của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về: chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc; phát huy sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Góp phần làm suy yếu đế chế Mông – Nguyên.

Hình 5. Hào khí Đông A (tranh sơn mài của Nguyễn Trường Linh)

Bài tập minh họa

Câu 1: Đâu là nơi diễn ra trận đụng độ đầu tiên của quân Mông Cổ với quân dân nhà Trần?

Hướng dẫn giải

Đầu năm 1258, quân Mông Cổ tràn vào lãnh thổ Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy. Tại đây một trận đánh quyết liệt đã diễn ra.

Vậy Bình Lệ Nguyên là nơi diễn ra trận đụng độ đầu tiên của quân Mông Cổ với quân dân nhà Trần.

Câu 2: Sự kiện nào minh chứng cho tinh thần dũng cảm của quân dân nhà Trần trước sức mạnh của quân Mông Cổ?

Hướng dẫn giải

Trước sức mạnh của quân Mông Cổ, nhà Trần tỏ ra không hề run sợ:

- Ba lần tướng Mông Cổ cử sứ giả đưa thư dụ hàng nhà Trần nhưng đều bị bắt giam

- Nhà Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ để sẵn sàng chiến đấu

- Khi quân Mông Cổ vừa tiến vào nước ta, một đội quân do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy đã đã nghênh chiến và chiến đấu quyết liệt ở Bình Lệ Nguyên

Luyện tập Bài 14 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:

- Lập được sơ đồ diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên, nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân Đại Việt.

- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, ...

3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 14 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 14 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 14 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 14 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Câu hỏi 1 trang 69 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 69 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 72 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 1 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi 2 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 46 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 48 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 48 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 1 trang 48 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 50 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 50 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 14 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON