HOC247 mời các em theo dõi nội dung Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225). Qua bài học này, các em sẽ được tìm hiểu về sự thành lập nhà Lý và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, ... Từ đó hiểu rõ hơn về những thành tựu đạt được trong thời kỳ này. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhà Lý thành lập và định đô ở Thăng Long
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên nối ngôi. Lê Long Đĩnh thi hành nhiều chính sách tàn bạo khiến nhân dân căm phẫn. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Hình 1. Tượng đài vua Lý Thái Tổ (Hà Nội)
- Năm 1010, vua Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quyết định dời dô từ Hoa Lư về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) và đổi tên là Thăng Long.
- Ở khu vực trung tâm, nhà Lý đã xây dựng nhiều cung điện làm nơi làm việc của vua và triều đình, nơi ở của hoàng gia. Bên ngoài là khu vực buôn bán, làm ăn của dân chúng. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
Hình 2. Sơ đồ phục dựng Cấm thành trong Hoàng thành Thăng Long
1.2. Tình hình chính trị
a) Tổ chức chính quyền
- Nhà Lý xây dựng hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu là vua, dưới có các quan đại thần (quan văn, quan võ) giúp việc. Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Những người thân tín được cắt nhắc lên nắm các chức vụ cao trong triều đình.
- Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu. Dưới lộ (phủ, châu) là hương, huyện. Đơn vị cắp cơ sở là xã.
b) Xây dựng luật pháp và quân đội
- Bộ Hình thư được ban hành năm 1042, là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Quân đội nhà Lý được chia thành hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông".
c) Chính sách đối nội, đối ngoại
- Để củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, nhà Lý thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo; song cũng kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.
- Nhà Lý giữ mối quan hệ hòa hiếu với nhà Tống, dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa, đưa quan hệ Đại Việt - Chăm-pa trở lại bình thường.
1.3. Tình hình kinh tế, xã hội
a) Tình hình kinh tế
- Nông nghiệp: Nhà nước thi hành nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp (chính sách "ngụ binh ư nông", cày ruộng tịch điền, bảo vệ trâu bò, khai khẩn đất hoang, đào kênh mương, đắp đê phòng lụt, ... nhờ đó nhiều năm mùa màng bội thu.
Hình 3. Ấm gốm hoa nâu thời Lý
- Thủ công nghiệp khá phát triển, bao gồm 2 bộ phận: thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp trong nhân dân.
- Thương nghiệp: hoạt động trao đổi, buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
Hình 4. "Thuận Thiên đại bảo" - đồng tiền đầu tiên của nhà Lý
b) Tình hình xã hội
- Tầng lớp quý tộc (vua, quan), địa chủ… có nhiều đặc quyền.
- Nông dân chiếm đa số, nhận ruộng đất công làng xã để cày cấy và nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ nhà nước; một số phải lĩnh canh ruộng đất và nộp tô cho địa chủ.
- Thợ thủ công, thương nhân khá đông đảo. Nô tì có địa vị thấp kém nhất.
- Xã hội có xu hướng phân hóa hơn.
1.4. Tình hình văn hóa, giáo dục
a) Tôn giáo
- Phật giáo phát triển, được đông đảo các tầng lớp nhân dân tôn sùng.
- Nho giáo bắt đầu được mở rộng và có vai trò quan trọng trong xã hội.
- Đạo giáo khá thịnh hành, được kết hợp với các tín ngưỡng dân gian.
b) Văn học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
- Các loại hình nghệ thuật dân gian như: hát chèo, múa rối nước, đua thuyền… rất phát triển. Các trò chơi dân gian như đá cầu, đấu vật, đua thuyền, ... rất được ưa chuộng.
- Xây dựng nhiều công trình kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn, như: Tử Cấm thành, Chùa Một Cột, …
- Trình độ điêu khắc đạt đến độ tinh tế, điêu luyện, …
Hình 5. Tượng phật A Di Đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh)
Hình 6. Ngói úp trang trí đôi chim phượng bằng đất nung thời Lý (được tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long)
c) Giáo dục
Hình 7. Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội ngày nay)
- Năm 1070, Nhà Lý dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và là nơi dạy học cho các con vua.
- Năm 1075, khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại.
- Năm 1076, Quốc Tử Giám được thành lập, là nơi học tập của con em quý tộc; mở rộng đến quan lại và những người giỏi trong nước.
Bài tập minh họa
Câu 1: Phân biệt sự khác nhau trong việc tuyển chọn và nhiệm vụ giữa cấm quân và quân địa phương dưới thời Lý?
Hướng dẫn giải
- Cấm quân: được tuyển chọn chặt chẽ có nhiệm vụ bảo vệ nhà vua và kinh thành
- Quân địa phương: được tuyển chọn từ các làng, xã có nhiệm vụ bảo vệ các lộ, phủ và được huy động khi đất nước có chiến tranh.
Câu 2: Bằng hiểu biết của em, hãy giải thích chính sách "Ngụ binh ư nông"?
Hướng dẫn giải
"Ngụ binh ư nông" là chính sách "gửi lính ở nhà nông”, cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ huy động tham gia quân đội..
Luyện tập Bài 11 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Qua bài giảng ở trên, giúp các em học sinh:
- Trình bày được những nét chính về sự thành lập nhà Lý.
- Đánh giá ý nghĩa của sự kiện dời đô ra Đại La của Lý Công Uẩn.
- Mô tả được những nét chính về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thời Lý.
- Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục.
3.1. Bài tập trắc nghiệm Bài 11 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Để củng cố bài học xin mời các em cùng làm Bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 11 để kiểm tra xem mình đã nắm được nội dung bài học hay chưa.
-
- A. Lý Anh Tông
- B. Lý Nhân Tông
- C. Lý Công Uẩn
- D. Lý Thánh Tông
-
- A. Hoàng Việt luật lệ
- B. Luật Hồng Đức
- C. Hình luật
- D. Hình thư
-
- A. dân binh, công binh.
- B. cấm quân, quân địa phương.
- C. cấm quân, công binh.
- D. dân binh, ngoại binh.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức và nắm vững hơn về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 11 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Bên cạnh đó các em có thể xem phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi 1 trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 2 trang 53 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 1 trang 54 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 2 trang 54 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 1 trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 2 trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 1 trang 57 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi 2 trang 57 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 57 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 57 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 57 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1 trang 36 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 37 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 38 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 38 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 1 trang 39 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 2 trang 39 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 3 trang 39 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 4 trang 39 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 5 trang 39 SBT Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 11 Lịch sử và Địa lí 7 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!