Giải bài 3 tr 63 sách GK Sử lớp 11
Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh diễn ra như thế nào?
Hướng dẫn giải chi tiết
- Ngay từ đầu những năm 30 của thế kỉ XX, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản và các đảng cộng sản, phong trào đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh lan rộng ở nhiều nước. Những người cộng sản đã thiết lập được sự thống nhất hành động với các đảng xã hội dân chủ, các lực lượng yêu nước, thành lập Mặt trận Nhân dân chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp, I-ta-li-a, Tiệp Khắc, Hi-Lạp, Tây Ban Nha và nhiều nước khác.
- Thắng lợi của Mặt trận Nhân dân Pháp trong những năm 1936-1939 là sự kiện nổi bật trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936. Mặt trận Nhân dân Pháp giành được thắng lợi và thành lập chính phủ do Lê-ông Bơ-lum đứng đầu. Phong trào Mặt trận Nhân dân đã được bảo vệ nền dân chủ, đưa Pháp vượt qua hiểm họa của chủ nghĩa phát xít.
- Ở Tây Ban Nha, Mặt trận Nhân dân cũng giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 2-1936 và Chính phủ Mặt trận Nhân dân được thành lập. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng ngày càng lớn của những người cộng sản trong Chính phủ và các biện pháp cải cách tiến bộ, các nước đế quốc đã tăng cường giúp đỡ thế lực phát xít do Phran-cô cầm đầu gây nội chiến nhằm thủ tiêu nền cộng hòa.
- Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha (1936-1939) nhận được sự ủng hộ to lớn của phong trào cách mạng thế giới. 35 000 chiến sĩ từ 53 quốc gia trên thế giới đã tình nguyện chiến đấu bảo vệ nước Cộng hòa Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng quá chênh lệch, do sự can thiệp của phát xít Đức, I-ta-li-a và sự nhượng bộ của các nước tư bản, cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha cuối cùng bị thất bại.
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
-
Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của các nước Đức , Italia , Nhật Bản là:
bởi Nhi Nhi
11/01/2021
A. Thiết lập các chế độ độc tài phát xít gây chiến tranh
B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội
C. Tiêu hủy hàng hóa và giữ vững giá thị trường
D. Hiệp thương với Anh , Pháp, Mĩ để giải quyết khủng hoảng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Biện pháp để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933) của các nước Anh , Pháp, Mĩ như thế nào?
bởi Việt Long
11/01/2021
A. Phát xít hóa bộ máy nhà nước , gây chiến tranh xâm lược các nước thuộc địa
B. Tiến hành cải cách kinh tế- xã hội và đổi mới quá trình quản lí , tổ chức sản xuất
C. Tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới
D. Sử dụng các biện pháp cũ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một bên là Mĩ, Anh ,Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của
bởi thi trang
11/01/2021
A. Xung đột mâu thuẫn
B. Sự tan rã của trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn
C. Một cuộc chiến tranh lạnh
D. Một cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hội nghị hòa bình ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn được diễn ra lần lượt vào các khoảng thời gian nào?
bởi Nguyễn Thị Thanh
11/01/2021
A. 1919 – 1920 và 1921 - 1922
B. Đều là 1919 - 1920
C. Đều là 1921 - 1922
D. 1919 – 1921 và 1921 - 1922
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ vào thời gian nào? Ở đâu?
bởi Ngoc Son
12/01/2021
A. Tháng 10 – 1929, Anh
B. Tháng 12 – 1929, Pháp
C. Tháng 10-1929, Mĩ
D. Tháng 11 – 1929, Đức
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hội Quốc Liên ra đời nhằm mục đích
bởi minh dương
12/01/2021
A. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các nước
B. Hợp tác phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội
C. Duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh
D. Phân chia quyền lợi của các nước thắng trận
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo hệ thống Véc xai- Oa sinh tơn, các nước tư bản................thu được nhiều lợi lộc
bởi Hương Lan
12/01/2021
A. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
B. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha
C. Mĩ, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha
D. Anh, Pháp, Mĩ, Ba Lan
Theo dõi (0) 1 Trả lời