Bài tập 5 trang 65 SBT Lịch Sử 11
Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 5
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. Vì:
- Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.
+ Trong khi các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.
+ Thì các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít - nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
⇒ Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
-- Mod Lịch Sử 11 HỌC247
-
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 vì sao các nước tư bản tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước?
bởi minh vương 10/07/2018
Tại sao trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 các nước tư bản lại tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
sử 11..............
bởi Pham Anh 08/12/2017
1. Làm sáng tỏ nhận định về hệ thống Vécxai - Oasinhton đã thiết lập quan hệ hoà bình giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mong manh.
2. Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao? Hãy phân tích, làm rõ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời