Giải bài 7.9 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
Hãy viết công thức hoá học và gọi tên của hợp chất được tạo thành từ sự kết hợp giữa các đơn chất sau:
a) sắt và chlorine, biết trong hợp chất này sắt hoá trị III và chlorine hoá trị I.
b) natri và oxygen, biết natri hoá trị l và oxygen hoá trị II.
c)hydrogen và fluorine, biết hydrogen hoá trị | và fluorine hoá trị l.
d) kali và chlorine, biết kali hoá trị I và chlorine hoá trị I.
e)calcium, carbon và oxygen, biết calcium hoá trị II và nhóm nguyên tử CO: có hoá trị II.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 7.9
Phương pháp giải:
- Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học của hợp chất hai nguyên tố, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
Ví dụ: \({\rm{P}}_{\rm{2}}^{\rm{V}}{\rm{O}}_{\rm{5}}^{{\rm{II}}}\), ta có: 2 . V = 5 . II.
- Quy ước:
+ Nguyên tố H luôn có hóa trị I.
⇨ Nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu H thì hóa trị bằng bấy nhiêu,
+ Nguyên tố O luôn có hóa trị II.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có công thức dạng chung của sắt và chlorine: \({\rm{Fe}}_{\rm{x}}^{{\rm{III}}}{\rm{Cl}}_{\rm{y}}^{\rm{I}}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: x . III = y . I
\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{I}}}{{{\rm{III}}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{3}}}\)
⇨ Chọn x = 1; y = 3.
⇨ Công thức hóa học cần tìm là FeCl3 (iron (III) chloride)
b) Ta có công thức dạng chung của sodium và oxygen là \({\rm{Na}}_{\rm{x}}^{\rm{I}}{\rm{O}}_{\rm{y}}^{{\rm{II}}}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị: x . I = y . II
\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{II}}}}{{\rm{I}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{2}}}{{\rm{1}}}\)
⇨ Chọn x = 2; y = 1.
⇨ Công thức hóa học cần tìm là Na2O (sodium oxide)
c) Ta có công thức hóa học dạng chung của hydrogen và fluorine là \({\rm{H}}_{\rm{x}}^{\rm{I}}{\rm{F}}_{\rm{y}}^{\rm{I}}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị: x . I = y . I
\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{I}}}{{\rm{I}}}{\rm{ = }}\frac{1}{{\rm{1}}}\)
⇨ Chọn x = 1; y = 1.
⇨ Công thức hóa học cần tìm là HF (hydrogen fluoride)
d) Ta có công thức hóa học dạng chung của potassium và chlorine là \({\rm{K}}_{\rm{x}}^{\rm{I}}{\rm{Cl}}_{\rm{y}}^{\rm{I}}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị: x . I = y . I
\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{I}}}{{\rm{I}}}{\rm{ = }}\frac{1}{{\rm{1}}}\)
⇨ Chọn x = 1; y = 1.
⇨ Công thức hóa học cần tìm là KCl.
e) Ta có công thức hóa học dạng chung của calcium và nhóm nguyên tử CO3 là \({\rm{Ca}}_{\rm{x}}^{{\rm{II}}}{\rm{(C}}{{\rm{O}}_3})_{\rm{y}}^{{\rm{II}}}\)
Áp dụng quy tắc hóa trị: x . II = y . II
\( \Rightarrow \frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{II}}}}{{{\rm{II}}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{2}}}{{\rm{2}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{1}}}\)
⇨ Chọn x = 1; y = 1.
⇨ Công thức hóa học cần tìm là CaCO3 (callcium carbonate)
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
-
Tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố carbon và hydrogen trong hợp chất methane luôn không đổi là 3 : 1
bởi Hoai Hoai 09/08/2022
Tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố carbon và hydrogen trong hợp chất methane luôn không đổi là 3 : 1. Hãy lập công thức hóa học của khí methane, biết khối lượng nguyên tử của C = 12; H = 1.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Giải bài 7.7 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7. 8 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7.10 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7.11 trang 27 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7.12 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7.13 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7.14 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7.15 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7.16 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 7.17 trang 28 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT