Hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 31 Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở động vật sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Có bao giờ em tự hỏi chiếc bánh mì thơm ngon, hấp dẫn sẽ biến đổi như thế nào sau khi em ăn nó?
-
Câu hỏi mục I trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Quan sát Hình 31.1, hãy mô tả con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người.
Hình 31.1. Con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người
-
Hoạt động mục II trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Đọc thông tin trên và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
1. Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng cách nào?
2. Quan sát Hình 31.3 và 31.4, cho biết nước đào thải ra khỏi cơ thể như thế nào?
Hình 31.3. Sự thải mồ hôi qua da Hình 31.4. Sơ đồ sự tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu ra ngoài ở người 3. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1kg thể trọng mỗi ngày. Dựa vào khuyến nghị này, hãy tính lượng nước cần uống mỗi ngày của bản thân để đảm bảo nhu cầu nước cho cơ thể.
-
Câu hỏi mục III trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Đọc thông tin mục III kết hợp quan sát Hình 31.5, mô tả con đường vận chuyển các chất ở động vật và người.
Sơ đồ hai vòng tuần hoàn ở người
-
Hoạt động mục IV.1 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Liên hệ các kiến thức đã học và thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1. Giải thích vì sao chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng.
2. Xây dựng thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày để đảm bảo chế độ ăn cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng.
-
Hoạt động mục IV.2 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Thảo luận với bạn và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 31.1.
-
Giải bài 31.1 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh?
(1) Rửa tay trước khi ăn.
(2) Ăn chín, uống sôi.
(3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.
(4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.
(5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian.
(6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ.
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5), (6).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (5), (6).
-
Giải bài 31.2 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.
A. 2 000 mL.
B. 1 500 mL.
C. 1 000 mL.
D. 3 000 mL.
-
Giải bài 31.3 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ tim và mạch máu?
(1) Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
(2) Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
(3) Lao động vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí.
(4) Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
(5) Thường xuyên kiểm tra huyết áp.
(6) Kiểm tra sức khỏe định kì.
A. (1), (3), (4), (5), (6).
B. (1), (2), (3), (5), (6).
C. (1), (2), (4).
D. (1), (2), (5), (6).
-
Giải bài 31.4 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Chọn các từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Các tế bào và cơ quan trọng cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi …(1)… và các chất dinh dưỡng. Oxygen được lấy từ …(2)… còn chất dinh dưỡng do cơ quan tiêu hóa cung cấp. Quá trình trao đổi chất ở các tế bào cũng như hoạt động của các cơ quan sẽ sản sinh ra các …(3)… Những sản phẩm này cần được vận chuyển đến cơ quan …(4)… để thải ra ngoài …(5)… là hệ cơ quan thực hiện vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.
-
Giải bài 31.5 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Các khẳng định sau đây đúng hay sai?
-
Giải bài 31.6 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất trong cơ thể bị dừng lại
-
Giải bài 31.7 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Ở những người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít vận động sẽ có nguy cơ mạch máu bị xơ vữa, có nhiều mảng bám làm cho lòng mạch hẹp lại. (Hình 31) Theo em, điều này ảnh hưởng như thế nào đến sự lưu thông máu trong mạch và sức khỏe của cơ thể? Để sự vận chuyển các chất trong cơ thể được thuận lợi, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng và vận động như thế nào?
-
Giải bài 31.8 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Dựa vào những hiểu biết của em về sự biến đổi thức ăn trong ống tiêu hoá của người, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau và rút ra nhận xét về sự phổi hợp hoạt động của các cơ quan trong ống tiêu hoá.