YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 6)


Nội dung Bài tập (Chủ đề 6) chương trình Khoa học tự nhiên lớp 7 SGK Cánh diều được HOC247 biên soạn sẽ giúp các em củng cố các kiến thức ánh sáng, tia sáng, phản xạ ánh sáng. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ánh sáng, tia sáng

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

- Năng lượng sánh sáng: Ánh sáng là một dạng của năng lượng.

- Tia sáng: biểu diễn tia sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.

- Bóng tối, bóng nữa tối:

+ Vùng tối là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. 

+ Vùng nửa tối là vùng nằm ở phía sau vật cản sáng, nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

1.2. Sự phản xạ ánh sáng

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

- Sự phản xạ ánh sáng trên bề mặt các vật:

+ Các vật có bề mặt nhẵn bóng: gọi là sự phản xạ.

+ Các vật có bề mặt không nhẵn bóng: gọi là phản xạ khuếch tán.

- Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới; góc phản xạ bằng góc tới.

- Ảnh của vật qua gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, lớn bằng vật.

+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

Bài tập minh họa

Bài 1: Đặt một ngọn nến đang cháy và ngọn nến tắt trước gương, ta quan sát thấy có 3 vùng bóng của nến (hình 12.1), em hãy giải thích nguyên nhân tạo ra các bóng tối 1, 2 và 3 trên hình.

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng - Cánh diều (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

- Bóng tối 1 được tạo thành do ảnh của cây nến đang cháy trong gương trở thành nguồn sáng, ánh sáng từ nguồn sáng này bị cản bởi cây nến đang cháy tạo ra.

- Bóng tối 2 được tạo thành là do ảnh của cây nến đang cháy trong gương trở thành nguồn sáng, bị cản bởi cây nến đang tắt tạo ra.

- Bóng tối 3 là do cây nến đang cháy là nguồn sáng bị cản bởi cây nến đang tắt tạo ra.

Bài 2: Tính góc phản xạ trong các trường hợp sau:

- Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng.

- Tia sáng tới tạo với mặt phẳng gương một góc 30°.

Hướng dẫn giải

- Tia sáng tới vuông góc với mặt gương phẳng, nghĩa là trùng với pháp tuyến của gương, nên góc tới i = 0°

=> Góc phản xạ i’ = 0°.

- Tia sáng tới tạo với mặt phẳng gương một góc 30°.

Nên góc tới i = 90° - 30° = 60°

=> Góc phản xạ: i’ = i = 60°.

Luyện tập Bài tập (Chủ đề 6) Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Hệ thống hóa các kiến thức đã học về ánh sáng.

- Vận dụng được các kiến thức để giải một số dạng bài tập.

3.1. Trắc nghiệm Bài tập (Chủ đề 6) Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 6) cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài tập (Chủ đề 6) Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài tập (Chủ đề 6) để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 2 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 3 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài tập (Chủ đề 6) Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON