Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung Bài 6: Hoá trị, công thức hoá học môn Khoa học tự nhiên 7 SGK Cánh diều được trình bày bên dưới đây để đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Các nguyên tử liên kết với nhau theo nguyên tắc nào? Bằng cách nào để lập được công thức hóa học của các chất?
Hy vọng đây là tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học tập của các em!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hóa trị
a. Khái niệm hóa trị
- Xét phân tử hydrogen chloride:
Khi tạo thành phân tử hydrogen chloride, mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo ra đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử (hình 6.1.) Người ta nói, H và Cl có hoá trị I
Hình 6.1. Sơ đồ liên kết cộng hoá trị giữa H và Cl trong phân tử hydrogen chloride
- Xét phân tử nước: Khi H kết hợp với O, mỗi nguyên tử H góp chung 1 electron, nguyên tử O góp chung 2 electron (hình 6.2). Nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H bằng hai đôi electron chung. Người ta nói, H có hoá trị I và O có hoá trị II.
Hình 6.2. Sơ đồ liên kết cộng hoá trị giữa H và O trong phân tử nước
- Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
- Trong hợp chất, H luôn có hoá trị I, O luôn có hoá trị II.
Bảng 6.1. Hóa trị của một số nguyên tố
Bảng 6.2. Hóa trị của một số nhóm nguyên tử
b. Quy tắc hóa trị
- Khi hai nguyên tố kết hợp với nhau, hoá trị của nguyên tố có liên quan đến số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố tham gia liên kết.
- Quy tắc hoá trị: Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hoá trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hoá trị và số nguyên tử của B.
Ví dụ: Trong phân tử nước, hoá trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O như sau:
Nguyên tố |
H |
O |
Hóa trị |
I |
II |
Số nguyên tử |
2 |
1 |
Tích hóa trị và số nguyên tử |
I.2 = II.1 |
Ta có tích của hoá trị và số nguyên tử tham gia liên kết của H và O bằng nhau.
1.2. Công thức hóa học
a. Công thức hóa học
- Công thức hoá học để biểu diễn chất.
Ví dụ: Công thức hoá học của nước là H2O.
- Công thức hoá học có hai phần: phần chữ và phần số.
+ Phần chữ: gồm kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo thành chất.
+ Phần số: gồm các số được ghi bên phải, dưới chân kí hiệu hoá học, ứng với số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử (nếu chỉ có một nguyên tử thì không ghi).
- Công thức hoá học của các hợp chất: NaCl, Na2O, H2SO4, CaCO3,...
- Công thức hoá học của các đơn chất:
+ Với phi kim, phân tử thường có hai nguyên tử.
Ví dụ: N2, H2, O2, Cl2,...
+ Với kim loại và một số phi kim, kí hiệu hoá học của nguyên tố được coi là công thức hoá học của đơn chất.
Ví dụ: Các kim loại như: Fe, Cu, Al, Na, Ca,... và một số phi kim như: C, S, P,...
b. Ý nghĩa của công thức hóa học
Công thức hoá học của một chất cho biết một số thông tin
- Nguyên tố tạo ra chất.
- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất.
- Khối lượng phân tử của chất.
Ví dụ: Công thức hóa học của sulfuric acid là H2SO4 cho biết:
+ Sulfuric acid được tạo thành từ H, S và O.
+ Trong một phân tử sulfuric acid có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.
+ Khối lượng phân tử của sulfuric acid là: 2.1 +1.32 + 4.16 = 98 (amu).
Biết công thức hóa học tính được phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
Khi biết công thức hóa học của một chất, tính được thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo ra chất theo các bước sau:
- Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất.
- Tính khối lượng phân tử.
- Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố theo công thức:
(Khối lượng nguyên tố : Khối lượng phân tử hợp chất) × 100%
Ví dụ: Tính phần trăm khối lượng của Mg, O trong hợp chất MgO.
Ta có: Khối lượng của nguyên tố O trong MgO là:
1.16 = 16 (amu)
Khối lượng của nguyên tố Mg trong MgO là:
1.24 = 24 (amu)
=> Khối lượng của phân tử MgO là 16 + 24 = 40 (amu)
Phần trăm khối lượng của mg trong hợp chất MgO là:
\(\frac{{24}}{{40}}.100\% = 60\% \)
Phần trăm khối lượng của O trong hợp chất MgO là:
\(\frac{{16}}{{40}}.100\% = 40\% \)
Biết công thức hóa học và hóa trị của một nguyên tố, xác định được hóa trị của nguyên tố còn lại trong hợp chất
Cách xác định hóa trị khi biết công thức hóa học và hóa trị của một nguyên tố:
- Đặt hóa trị của nguyên tố chưa biết là a.
- Xác định a dựa vào quy tắc hóa trị.
Ví dụ: Xác định hóa trị của Fe trong hợp chất có công thực hóa học Fe2O3.
+ Gọi hóa trị của Fe trong hợp chất là a.
+ Vì O có hóa trị II nên khi áp dụng quy tắc hóa trị, ta có: a.2 = II.3
=> a = III
+ Vậy Fe có hóa trị III trong hợp chất Fe2O3.
c. Xác định công thức hóa học của hợp chất
Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị của các nguyên tố
Nếu hai nguyên tố A, B có hóa trị tương ứng là a, b thì công thức hóa học của hợp chất tạo thành từ A và B được xác định như sau:
- Đặt công thức hóa học của hợp chất AxBy.
- Áp dụng quy tắc hóa trị, xác định tỉ lệ \(\frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{b}}}{{\rm{a}}}\)
- Xác định x, y (x, y thường là những số nguyên tố nhỏ nhất thỏa mãn tỉ lệ trên).
Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi S hóa trị IV và O.
+ Đặt công thức của hợp chất là SxOy.
+ Theo quy tắc hóa trị: x.IV = y.II
+ Ta có tỉ lệ: \(\frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{II}}}}{{{\rm{VI}}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{3}}}\)
Chọn x = 1 và y = 3
+ Công thức hóa học của hợp chất là: SO3.
Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết phần trăm khối lượng của các nguyên tố và khối lượng phân tử của hợp chất
Khi biết phần trăm khối lượng của hai nguyên tố A, B tạo nên hợp chất và khối lượng phân tử của chất đó, xác định công thức hóa học theo bước sau:
- Đặt công thức hóa học của hợp chất AxBy
- Tính khối lượng của A, B trong một phân tử chất.
- Tìm x, y.
Ví dụ: R là hợp chất của S và O, khối lượng phân tử của R là 64 amu. Biết phần trăm khối lượng của oxygen trong R là 50%. Hãy xác định công thức hóa học của R.
+ Đặt công thức hóa học của R là SxOy
+ Khối lượng của nguyên tố O trong một phân tử R là:
\(\frac{{{\rm{64}}{\rm{.50}}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ = 32 (amu)}}\)
+ Khối lượng của nguyên tố S trong một phân tử R là:
64 – 32 = 32 (amu)
+ Ta có:
16.y = 32 (amu) ⇒ y = 2
32. x = 32 (amu) ⇒ x = 1
Vậy công thức hóa học của R là SO2.
1. Hoá trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử trong hợp chất. Trong hợp chất, hoá trị của H luôn là 1, hoá trị của O luôn là II. 2. Khi các nguyên tử của hai nguyên tố A, B liên kết với nhau, tích giữa hoá trị và số nguyên tử của A bằng tích giữa hoá trị và số nguyên tử của B. 3. Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất. Công thức hoá học gồm hai phần: chữ và số. Phần chữ là kí hiệu hoá học của các nguyên tố; phần số được ghi bên phải, dưới chân kí hiệu hoá học (gọi là chỉ số) là số nguyên tử của nguyên tố trong phân tử. |
Bài tập minh họa
Bài 1: Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6.
Hãy cho biết:
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào?
b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong một phân tử glucose là bao nhiêu?
c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố: C, H và O
b) Nguyên tố C: Có 6 nguyên tử C (khối lượng nguyên tử: 12 amu)
→ Khối lượng nguyên tố C trong 1 phân tử glucose = 12 amu x 6 = 72 amu
- Nguyên tố H: Có 12 nguyên tử H (khối lượng nguyên tử: 1 amu)
→ Khối lượng nguyên tố H trong 1 phân tử glucose = 1 amu x 12 = 12 amu
- Nguyên tố O: Có 6 nguyên tử O (khối lượng nguyên tử: 16 amu)
→ Khối lượng nguyên tố O trong 1 phân tử glucose = 16 amu x 6 = 96 amu
c) Khối lượng phân tử glucose = khối lượng nguyên tố C + khối lượng nguyên tố H + khối lượng nguyên tố O
= 72 amu + 12 amu + 96 amu = 180 amu
Bài 2: Hợp chất (E) là oxide của nguyên tố M có hoá trị VI. Biết (E) có khối lượng phân tử bằng 80 amu. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (E).
Hướng dẫn giải
- Gọi công thức hóa học chung của E là: MxOy (M có hóa trị VI và O có hóa trị II)
- Theo quy tắc hóa trị ta có: x.VI = y.II
Chuyển về tỉ lệ: \(\frac{{\rm{x}}}{{\rm{y}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{II}}}}{{{\rm{VI}}}}{\rm{ = }}\frac{1}{3}\)
- Chọn x = 1; y = 3. Vậy công thức hóa học của hợp chất E là MO3.
- Khối lượng phân tử của E bằng 80:
KLPT(MO3) = KLNT(M) + 16.3 = 80 amu
⇒ KLNT (M) = 32 amu. Vậy M là S.
Công thức hóa học của hợp chất E là SO3.
Luyện tập Bài 6 Khoa học tự nhiên 7 CD
Học xong bài học này, em có thể:
- Trình bày được khái niệm về hoá trị (cho chất công hoá trị). Cách viết công thức hoá học.
- Viết được công thức hoá học của một số chất và hợp chất đơn giản thông dụng.
- Nêu được mối liên hệ giữa hoá trị của nguyên tố với công thức hoá học.
- Tính được phần trăm (%) nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học của nó.
- Xác định được công thức hoá học của hợp chất dựa vào phần trăm nguyễn tố và khối lượng phân tử.
3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 3 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Công thức hoá học cho biết thành phần nguyên tố và số nguyên tử của chất.
-
B.
Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết hoá trị của chất.
-
C.
Công thức hoá học dùng để biểu diễn chất và cho biết khối lượng phân tử của chất.
-
D.
Công thức hoá học dùng để biểu diễn các nguyên tố có trong chất.
-
A.
-
Câu 2:
Hóa trị của một nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với
- A. nguyên tử hydrogen.
- B. nguyên tử oxygen.
- C. nguyên tử của nguyên tố khác.
- D. nguyên tử helium.
-
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 6 Khoa học tự nhiên 7 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 1 trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 1 trang 40 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 2 trang 40 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 2 trang 41 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 3 trang 41 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 3 trang 41 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 4 trang 41 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 5 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 6 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 7 trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 8 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 9 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Câu hỏi 4 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Vận dụng trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 10 trang 44 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Luyện tập 11 trang 45 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD
Giải bài 6.1 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.2 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.3 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.4 trang 18 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.5 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.6 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.7 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.8 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.9 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Giải bài 6.10 trang 19 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD
Hỏi đáp Bài 6 Khoa học tự nhiên 7 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!