YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 4: Phân tử, Đơn chất, Hợp chất


Hàng chục triệu chất trên Trái Đất đều được tạo nên từ một hoặc nhiều nguyên tố hoá học. Các nhà khoa học đã phân loại chúng như thế nào? Bài 4: Phân tử, Đơn chất, Hợp chất môn Khoa học tự nhiên 7 SGK Cánh diều dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách phân loại chất.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phân tử

a. Khái niệm phân tử

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

Ví dụ: iodine, đường và nước đều do các phân tử hợp thành.

- Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng.

Ví dụ: nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc (hình 4,2a).

- Tính chất hoá học của chất chính là tính chất hoá học của phân tử tạo thành chất đó.

Hình 4.2. Mô hình phân tử của nước và iodine

b. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.

- Đơn vị của khối lượng phân tử là amu.

Ví dụ: Cách tính khối lượng phân tử nước.

1. Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.

2. Khối lượng phân tử nước: 2.1 + 1.16 = 18 (amu)

1.2. Đơn chất 

Hình 4.4. Mô hình phân tử của một số đơn chất

Hình 4.5. Mô hình tượng trưng của kim loại copper

Hình 4.6. Kim loại sodium và mercury

Ở điều kiện thường, trừ mercury (thuỷ ngân) ở thể lỏng, các đơn chất kim loại

Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học.

- Tên của các đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố tạo nên chất đó, trừ một số nguyên tố tạo ra được hai hay nhiều đơn chất.

Ví dụ: Nguyên tố carbon tạo ra than chì, than muội, kim cương,...; nguyên tố oxygen tạo khí oxygen và khí ozone.

1.3. Hợp chất

Hình 4.7. Mô hình phân tử của một số hợp chất

- Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hoá học tạo thành.

+ Nhiều hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tử của hai nguyên tố như hydrogen chloride, sodium chloride,...

+ Những hợp chất trong phân tử gồm rất nhiều nguyên tử của một số nguyên tố khác nhau như protein, tinh bột,...

1. Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

Khối lượng phân tử = tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử

2. Đơn chất là chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học.

3. Hợp chất là chất được tạo thành từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học.

Bài tập minh họa

Bài 1: Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen. Hãy cho biết methane là đơn chất hay hợp chất.

Hướng dẫn giải

Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hoá học. Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học.

Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen nên trong methane có các nguyên tố C và H. Do đó methane là hợp chất.

Bài 2: Trong các chất sau đây, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất: khí oxygen, carbon dioxide, khí nitrogen, nước, muối ăn, đồng, nhôm?

Hướng dẫn giải

- Các đơn chất là: khí hydrogen; khí nitrogen, đồng, nhôm.

- Các hợp chất là: carbon dioxide, nước, muối ăn.

Bài 3: Tính khối lượng phân tử của:

a) Carbon dioxide, biêt phân tử gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.

b) Khí methane, biết phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H.

c) Nitric acid, biết phân tử gồm 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử O.

d) Potassium permanganate (thuốc tím) biết phân tử gồm 1 nguyên tử K, 1 nguyên tử Mn và 4 nguyên tử O.

Hướng dẫn giải

Khối lượng phân tử = tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử

a) Khối lượng phân tử của carbon dioxide: 12 + 16.2 = 44 amu

b) Khối lượng phân tử của khí methane: 12 + 1.4 = 16 amu

c) Khối lượng phân tử của nitric acid: 1.1 + 14.1 + 16.3 = 63 amu

d) Khối lượng phân tử của potassium permanganate: 39.1 + 55.1 + 16.4 = 158 amu

Luyện tập Bài 4 Khoa học tự nhiên 7 CD

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm đơn chất, hợp chất và phân tử.

- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.

- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 3 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A.

      Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử.

    • B.

      Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử giống nhau liên kết với nhau.

    • C.

      Phân tử là một tập hợp gồm hai hay nhiều nguyên tử.

    • D.

      Phân tử là một nhóm gồm hai hay nhiều nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học.

  • Câu 2:

    Chọn câu đúng trong các câu sau:

    • A.

      Các phân tử có số nguyên tử bằng nhau thì có khối lượng phân tử bằng nhau.

    • B.

      Các phân tử có khối lượng bằng nhau thì có số nguyên tử như nhau.

    • C.

      Các phân tử có khối lượng và số nguyên tử bằng nhau thì thuộc cùng một chất.

    • D.

      Các phân tử của một chất có khối lượng phân tử và số nguyên tử bằng nhau.

  • Câu 3:

    Chọn câu đúng trong các câu sau:

    • A. Đơn chất là chất trong phân tử chỉ có một nguyên tử.
    • B.

      Đơn chất là chất mà phân tử gồm các nguyên tử có khối lượng bằng nhau.

    • C.

      Trong đơn chất, các nguyên tử hoàn toàn giống nhau.

    • D.

      Trong đơn chất, các nguyên tử có điện tích hạt nhân giống nhau.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 4 Khoa học tự nhiên 7 CD

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Chủ đề 3 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 28 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 1 trang 29 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 2 trang 29 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 1 trang 29 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 3 trang 30 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 30 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 3 trang 30 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Câu hỏi 4 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 4 trang 31 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Luyện tập 5 trang 32 SGK Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều - CD

Giải bài 4.1 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.2 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.3 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.4 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.5 trang 13 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.6 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.7 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.8 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.9 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.10 trang 14 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Giải bài 4.11 trang 15 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều – CD

Hỏi đáp Bài 4 Khoa học tự nhiên 7 CD

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhie HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON