YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật


Em có thắc mắc cây xanh sẽ lấy chất dinh dưỡng như thế nào để bản thân chế tạo tinh bột không? Nội dung bài giảng của Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo do ban biên tập HỌC247 biên soạn sẽ giúp các em tìm hiểu về quá trình vận chuyển các chất trong cây và quá trình thoát hơi nước ở là một trong những động lực giúp cây vận chuyển chất dinh dưỡng. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

a. Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ

- Nước và muối khoảng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ lông hút, sau đó, được vận chuyển lên thân và lá để cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

Hình 29.1. Sơ đồ con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ.

b. Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây

- Quá trình vận chuyển các chất trong thân cây diễn ra nhờ mạch gỗ và mạch rây.

+ Mạch gỗ vận chuyển chủ yếu là nước và muối khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ (hormone, vitamin, ...) được tổng hợp ở rễ.

+ Mạch rây vận chuyển chủ yếu là chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, bên cạnh đó mạch rây còn vận chuyển hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng.

Hình 29.2. Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây

c. Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây

- Khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá, chỉ một phần nhỏ được cây sử dụng.

- Quá trình thoát hơi nước ở lá cây chủ yếu diễn ra qua khí khổng, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của thực vật:

+ Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ.

+ Giúp lá cây không bị nóng dưới tác động của ánh sáng mặt trời.

+ Tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật, khí carbon dioxide đi vào trong lá cung cấp cho quá trình quang hợp, khí oxygen được thải ra ngoài môi trường.

Hình 29.3. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây

d. Hoạt động đóng, mở khí khổng

- Khi tế bào hạt đậu trường nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở; khi tế bào hạt đậu mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại.

- Hoạt động đóng, mở khí khổng có vai trò điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở lá.

Hình 29.4. Hoạt động đóng, mở khí khổng ở cây

1.2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố môi trường:

- Ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng, quá trình trao đổi nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của rễ, qua đó làm tăng hoặc giảm quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng ở rễ cây.

- Nước trong đất hoà tan muối khoáng, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ.

- Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước thông qua ảnh hưởng quá trình thoát hơi nước ở lá.

- Độ pH của đất ảnh hưởng đến sự hoà tan của các muối khoáng trong đất, do đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng của rễ.

- Độ tơi xốp, thoáng khí của đất giúp tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.

1.3. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn

- Vận dụng vào việc tưới nước hợp lí cho cây trồng:

+ Tưới nước hợp lí là đảm bảo sự cân bằng nước trong cây (hàm lượng nước được cân bằng nhờ quá trình hút nước ở rễ và quá trình thoát hơi nước ở lá), có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây.

+ Để đảm bảo việc tưới nước hợp lí cho cây cần tuân thủ các nguyên tắc: tưới đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.

+ Việc tưới nước hợp lí cho từng loài cây vào giai đoạn sinh trưởng và phát triển sẽ giúp cây trồng đạt năng suất cao. Mặt khác, việc tưới nước hợp lí còn giúp tiết kiệm nguồn nước sạch cho môi trường tự nhiên, bón phân hợp lí góp phần bảo vệ môi trường và sức khoẻ người tiêu dùng.

1. Nước và muối khoáng được hấp thụ vào rễ nhờ lông hút, qua các tế bào ở phần thịt vỏ, đi vào mạch gỗ của rễ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá trong mạch gỗ của thân (dòng đi lên). Các chất hữu cơ do lá tổng hợp được vận chuyển đến các cơ quan trong mạch rây của thân (dòng đi xuống).

Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động đóng, mở của khí khổng. Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hoà nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật gồm: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng và độ pH của đất.

3. Nguyên tắc của việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây là đúng loại, đúng lúc, đúng lượng và đúng cách. Việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây giúp nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường tự nhiên và sức khoẻ con người.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Một bạn học sinh dùng nhiệt kế do nhiệt độ ở bể mặt lá cây phát tài, bạn nhận thấy rằng nhiệt độ ở bề mặt lá thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 - 1 °C. Tuy nhiên, bạn không giải thích được tại sao lại như vậy. Em hãy giải thích giúp bạn.

Hướng dẫn giải:

Do ở lá diễn ra quá trình thoát hơi nước, nước bay hơi làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, do đó, ở bề mặt lá có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường khoảng 0,5 - 1°.

Bài tập 2: Sau những trận mưa lớn kéo dài, hầu hết cây trong vườn bị ngập úng lâu và bị chết. Theo em, tại sao khi bị ngập nước cây lại chết mặc dù nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây?

Hướng dẫn giải:

Do ngập nước lâu ngày, rễ cây bị thiếu oxygen nên quá trình hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị huỷ hoại, mất đi khả năng hút nước và chất khoáng. Cây sẽ bị chết vì thiếu nước trong tế bào mặc dù rễ cây ngập trong nước. 

Luyện tập Bài 29 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng từ môi trường ngoài vào miến lông hút, vào rễ, lên thân và lá cây.

- Dựa vào sơ đồ, hình ảnh phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây.

- Nêu được vai trò của thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng.

- Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật.

- Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ: giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây).

3.1. Trắc nghiệm Bài 29 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 29 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 131 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 132 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 133 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 8 trang 134 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 9 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 10 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 11 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 12 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 13 trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 135 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 136 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 14 trang 136 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 136 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 136 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 136 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 136 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 4 trang 136 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.1 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.2 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.3 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.4 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.5 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.6 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.7 trang 72 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.8 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.9 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.10 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 29.11 trang 73 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 29 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON