YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật


Hô hấp là quá trình quan trọng trong sự sống của sinh vật. Mời các em cùng tìm hiểu các kiến thức về quá trình trao đổi khí khi hô hấp ở sinh vật thông qua nội dung bài giảng của Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật trong chương trình Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Trao đổi khí ở sinh vật

- Trao đổi khí là sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài.

- Trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán:

+ Các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

+ Quá trình xảy ra không tiêu tốn năng lượng.

+ Tốc độ khuếch tán phụ thuộc vào kích thước, hình dạng phân tử; nhiệt độ, diện tích bề mặt trao đổi khí; ...

- Ở động vật, trao đổi khí diễn ra trong quá trình hô hấp. Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp.

1.2. Trao đổi khí ở thực vật

Ở thực vật, sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp.

a. Cấu tạo và chức năng của khí khổng

- Cây Một lá mầm, khí khổng phân bố ở cả biểu bì mặt trên và mặt dưới của lá. Cây Hai lá mầm, khí khổng tập trung chủ yếu ở biểu bì mặt dưới lá.

- Cấu tạo của khí khổng: có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau, có thành trong dày, thành ngoài mỏng, đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu. (Hình 27.1)

Hình 27.1. Sơ đồ cấu tạo của khí khổng

- Chức năng của khí khổng:

+ Giúp các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá thông qua hoạt động đóng, mở khí khổng (Ở phần lớn thực vật, khí khổng mở khi cây được chiếu sáng và được cung cấp đủ nước).

+ Thực hiện quá trình thoát hơi nước cho cây

Hình 27.2. Trao đổi khí qua khí khổng trong quá trình quang hợp

b. Quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá

- Trong quá trình quang hợp, sự trao đổi khí diễn ra vào ban ngày.

- Trong quá trình hô hấp, sự trao đổi khí được thực hiện cả ngày và đêm.

- Sự di chuyển của các loại khí được mô tả như trong Hình 27.3:

Hình 27.3. Sơ đồ mô tả sự trao đổi khí qua khí khổng

1.3. Trao đổi khí ở động vật

a. Cơ quan trao đổi khí ở động vật

- Cơ quan trao đổi khí ở động vật rất đa dạng.

+ Các loài động vật có thể trao đổi khí qua da, hệ thống ống khí, mang, phổi, ...

+ Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, ... trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

+ Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

+ Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua, trai, ... trao đổi khí qua mang.

+ Động vật thuộc lớp Bò sát, Chim, Thủ trao đổi khí qua phổi.

Hình 27.4. Các cơ quan trao đổi khí ở động vật

b. Đường đi của khí qua các cơ quan hô hấp ở người

- Sự trao đổi khí carbon dioxide và oxygen giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua hoạt động hít vào, thở ra.

- Khi hít vào, không khí ở môi trường ngoài đi qua khoang mũi, khí quản, phế quản để vào phổi và đến tận các phế nang trong phổi. Ở các phế nang, oxygen khuếch tán vào máu và được vận chuyển đến để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể; carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài qua hoạt động thở ra.

1. Trao đổi khí là sự trao đổi các chất khí (carbon dioxide và oxygen) giữa cơ thể với môi trường

2. Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây trong quá trình quang hợp và hô hấp. Khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo ra lỗ khí. Khi khí khổng mở, các loại khí khuếch tán vào và ra khỏi lá.

3. Ở động vật, trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở cơ quan trao đổi khí như bề mặt da, hệ thống ống khí, mang, hoặc phổi. người, trao đổi khí diễn ra ở phổi. Khi hít vào, khí oxygen trong không khí được dẫn vào phổi đến các phế nang. Tại các phế nang, khí oxygen khuếch tán vào mạch máu, khí carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và thải ra môi trường qua hoạt động thở ra.

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Khí không có chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó?

Hướng dẫn giải:

Khí khổng có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.

- Cấu tạo của khí khổng: có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau, có thành trong dày, thành ngoài mỏng, đặc điểm này tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu.

Bài tập 2: Giải thích tại sao khi sưởi ấm bằng than hoặc củi trong phòng kín, người trong phòng có thể bị ngất hoặc gặp nguy hiểm đến tính mạng. Em hãy đề xuất biện pháp giúp hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than hoặc củi.

Hướng dẫn giải:

- Khi sưởi ấm bằng cách đốt than, củi trong phòng kín, lượng khí O2 trong phòng tiêu hao dần, đồng thời sinh ra khí CO và CO2 trong quá trình cháy. Khi hít vào cơ thể, CO và CO2 sẽ thay thế O2 liên kết với tế bào hồng cầu dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu O2 gây nguy hiểm đến tính mạng. 

- Để hạn chế nguy hiểm trong trường hợp sưởi ấm bằng than, củi, nên mở cửa để khí lưu thông, không đốt than, củi khi ngủ.

Luyện tập Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Học xong bài học này, em có thể:

- Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá.

- Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng và nêu được chức năng của khí khổng.

- Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người)

3.1. Trắc nghiệm Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 27 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo Chủ đề 7 Bài 27 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 1 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 2 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 3 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 4 trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 123 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 5 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 6 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 7 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 8 trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 9 trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 125 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 10 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 11 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 12 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Thảo luận 13 trang 126 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 1 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 2 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 3 trang 127 SGK Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.1 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.2 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.3 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.4 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.5 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.6 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.7 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.8 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.9 trang 69 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.10 trang 69 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.11 trang 69 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 27.12 trang 69 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 27 Khoa học tự nhiên 7 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON