Bạn bè (0)
Hoạt động gần đây (13)
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Nêu mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại Cách đây 4 năm
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
- Mục đích chuyển câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình Cách đây 4 năm
Nhan đề "Sống chết mặc bay" là một vế của câu tục ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi" với ý nghĩa phê phán những hạng người vô trách nhiệm, ích kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân, không quan tâm đến cuộc sống, thậm chí là mạng sống của người khác. Đặt nhan đề vào trong truyện, tác giả Phạm Duy Tốn muốn phê phán thái độ vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu, đồng thời bày tỏ niềm cảm thương, thương xót với đời sống khổ cực của nhân dân. Như vậy, nhan đề đã hé mở chủ đề của truyện và gợi trí tò mò của người đọc.
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Tác dụng của biện pháp liệt kê là gì? Cách đây 4 năm
- Biện pháp nghệ thuật liệt kê diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Hãy nêu tác dụng của dấu gạch ngang Cách đây 4 năm
- Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu
- Đặt ở đầu câu để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
- Đặt ở đầu câu để liệt kê
- Nối các từ trong một liên danh
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Khi nói về làn điệu dân ca tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì Cách đây 4 năm
Biện pháp nghệ thuật liệt kê
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Số người trong các đo thị ở châu âu chiếm khoảng? Cách đây 4 năm
75% dân số sống ở đô thị
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Trình bày đặc điểm dân cư ngôn ngữ tôn giáo văn hóa ở Châu Âu. Cách đây 4 năm
- Dân cư: chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít
- Ngôn ngữ: đa dạng nhưng có 3 nhóm ngôn ngữ chính:
+ nhóm Giecman
+ nhóm Latinh
+ nhóm Xlavơ
- Tôn giáo chủ yếu là Cơ Đốc Giáo (đạo Tin Lành, đạo Thiên Chúa, đạo Chính Thống), một số ít theo đạo Hồi
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn bùng nổ như thế nào? Cách đây 4 năm
- Lãnh đạo: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
- Hoạt động:
+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Tây Sơn thượng đạo, lực lượng lớn mạnh, nghĩa quân mở rộng xuống Tây Sơn Hà Đạo, lập căn cứ ở Kiên Mĩ, tiếp tục mở rộng xuống đồng bằng
+ Trừng trị bọn quan tham, tịch thu sổ sách, xóa nợ cho dân nghèo
- Lực lượng: đồng bào dân tộc thiểu số, nông dân, thợ thủ công,thương nhân, hào mục
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có Cách đây 4 năm
Trong bài “Ý nghĩa văn chương”, tác giả Hoài Thanh đã viết: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Quả đúng như vậy, câu nói trên của Hoài Thanh đã thể hiện quan điểm đúng đắn về công dụng, ý nghĩa văn chương trong việc bồi đắp tình cảm, tâm hồn con người. Văn chương làm ta cảm nhận sâu sắc hơn, phong phú hơn những tình cảm luôn thường trực trong trái tim- đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, em đã học rất nhiều những tác phẩm hay. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua âm thanh của tiếng gà, qua dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình. Bà là một người tần tảo, giàu đức hi sinh, luôn dành dụm từng đồng cho cháu. Qua những vần thơ mộc mạc, em lại càng xúc động và biết ơn mỗi khi nhớ về bà. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã khơi dậy trong ta lòng tự hào dân tộc, như một lời khẳng định một chân lý rõ ràng. Hay khi đọc những chùm thơ của Người, tiêu biểu là hai tác phầm “Nguyên tiêu” và “Rằm tháng giêng”, ta cảm nhận được có tiếng suối trong như tiếng hát, có những vật tưởng rằng vô tri vô giác nhưng lại làm đẹp cho nhau trở nên có hồn, có tình. Bài thơ khiến ta cảm thấy rung động, xao xuyến trước cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước. Như vậy, văn chương đã giúp tâm hồn ta rộng mở, để ta biết yêu thương, biết hướng đến lối sống đẹp.
-
Leader Kim đã trả lời trong câu hỏi: Tại sao nói sách là người bạn lớn Cách đây 4 năm
Ngày nay, trong thời đại bùng nổ của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đại chúng, việc tìm kiếm thông tin ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Nhưng chúng ta không thể vì thế mà nói rằng sách không còn cần thiết cho chúng ta nữa. Sách là một tài sản vô giá của con người, là nơi hội tụ tinh hoa tri thức của nhân loại cho bây giờ và mãi mãi. Sách là nơi lưu giữ mọi tri thức mọi thành quả của con người đạt được ha kỉ.
Chính vì vậy, khi đọc sách, đó cũng là lúc năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, biết trình bày vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích mà vẫn lôi cuốn trong bạn được khơi dậy và phát triển. Sách là nơi lưu giữ mọi tri thức mọi thành quả của con người đạt được.
Sẽ không còn điều gì để nuôi dưỡng tinh thần của con người, và cứ mỗi một thế hệ, con người lại phải vật lộn làm lại tất cả từ số 0 vì không có những vật truyền đạt lại những kiến thức của tổ tiên cho ta. Sách quan trọng là vậy, nhưng không phải quyển sách nào cũng là sách hay sách tốt.