YOMEDIA
NONE

Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có

Lam sao đẻ làm đc bai
Theo dõi Vi phạm
ATNETWORK

Trả lời (1)

  • Trong bài “Ý nghĩa văn chương”, tác giả Hoài Thanh đã viết: “Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Quả đúng như vậy, câu nói trên của Hoài Thanh đã thể hiện quan điểm đúng đắn về công dụng, ý nghĩa văn chương trong việc bồi đắp tình cảm, tâm hồn con người. Văn chương làm ta cảm nhận sâu sắc hơn, phong phú hơn những tình cảm luôn thường trực trong trái tim- đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, em đã học rất nhiều những tác phẩm hay. Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã khơi dậy và làm đẹp thêm tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình cho mỗi người đọc qua âm thanh của tiếng gà, qua dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình. Bà là một người tần tảo, giàu đức hi sinh, luôn dành dụm từng đồng cho cháu. Qua những vần thơ mộc mạc, em lại càng xúc động và biết ơn mỗi khi nhớ về bà. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã khơi dậy trong ta lòng tự hào dân tộc, như một lời khẳng định một chân lý rõ ràng. Hay khi đọc những chùm thơ của Người, tiêu biểu là hai tác phầm “Nguyên tiêu” và “Rằm tháng giêng”, ta cảm nhận được có tiếng suối trong như tiếng hát, có những vật tưởng rằng vô tri vô giác nhưng lại làm đẹp cho nhau trở nên có hồn, có tình. Bài thơ khiến ta cảm thấy rung động, xao xuyến trước cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước. Như vậy, văn chương đã giúp tâm hồn ta rộng mở, để ta biết yêu thương, biết hướng đến lối sống đẹp.

      bởi Leader Kim 21/03/2021
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
NONE

Các câu hỏi mới

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON